Hệ cột sống ( hay còn gọi là cột sống người ) là một cấu trúc trụ chính của cơ thể, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và cho phép cơ thể vận động linh hoạt. Dưới đây là phần miêu tả chi tiết về các thành phần cấu tạo chính của hệ cột sống:
Nội dung chính
- 1 ĐỐT SỐNG ( Vertebrae )
- 2 ỐNG SỐNG ( spinal canal )
- 3 LỖ LIÊN HỢP
- 4 ĐĨA ĐỆM ( sụn – Intervertebral Discs )
- 5 THẦN KINH VÀ MẠCH MÁU ĐĨA ĐỆM
- 6 TỦY SỐNG ( Spinal cord ) và dây thần kinh
- 7 DÂY CHẰNG ( Ligaments )
- 8
- 9 HỆ CƠ CẠNH SỐNG ( Paraspinal Muscles )
- 10 MẠCH MÁU
- 11 ĐỘ CONG SINH LÝ CỦA CỘT SỐNG
- 12 TỔNG KẾT VAI TRÒ CỦA HỆ CỘT SỐNG
ĐỐT SỐNG ( Vertebrae )
Hệ cột sống gồm 33–34 đốt sống, chia thành 5 vùng:
✔️ Cổ ( Cervical ) 7 đốt ( C1–C7 ) Hỗ trợ đầu và cổ, cho phép quay / lắc đầu
✔️ Ngực ( Thoracic ) 12 đốt ( T1–T12 ) Gắn với xương sườn, bảo vệ tim phổi
✔️ Thắt lưng ( Lumbar ) 5 đốt ( L1–L5 ) Chịu lực, giữ thăng bằng cơ thể
✔️ Cùng ( Sacral ) 5 đốt ( S1–S5 ) Dính liền Gắn với xương chậu
✔️ Cụt ( Coccygeal ) 4–5 đốt, dính lại Di tích tiến hóa ( đuôi )

💀 Cấu tạo chung của một đốt sống
👉 Một đốt sống nói chung gồm : Thân đốt sống hình trụ gồm 2 mặt trên và dưới, hơi lõm ở giữa và 1 vành xương đặt xung quanh.
– Mỗi đốt sống bao gồm 1 cung xương và 1 thân xương. Từ cung xương nhô bảy mỏm là: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp ( 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới )
Một đốt sống ( vertebra ) gồm hai phần chính :
Thân đốt sống ( Vertebral body )
Phần lớn nhất là một khối xương hình trụ, nằm ở phía trước ( bụng ) và chịu đựng sức nặng trọng lượng của cơ thể. Có mặt trên và mặt dưới hơi lõm để tiếp xúc với đĩa gian đốt sống ( đĩa đệm ) và được cấu tạo từ xương xốp bao bọc bởi xương đặc.
– Thân đốt sống ở phía trước, cung xương ở phía sau. Thân và cung đốt sống giới hạn bởi lỗ đốt sống.
– Tất cả các lỗ đốt sống xếp chồng lên nhau hình thành ống sống, trong ống sống chứa tủy sống.
– Chỗ cung đốt sống và thân đốt sống tiếp giáp nhau có các khuyết trên và khuyết dưới.
– Các khuyết của 2 đốt kề nhau tạo thành lỗ gian đốt, có các dây thần kinh tủy sống chui qua.
– Các đốt sống ở từng đoạn có cấu trúc khác nhau, giữa các đốt sống có đĩa đệm, bao lấy đĩa đệm là các dây chằng dọc và dây chằng ngang.

Lỗ đốt sống (vertebral foramen)
– Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, hai bên bởi cuống cung đốt sống và phía sau bởi mảnh cung đốt sống.
– Khi các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống, các lỗ đốt sống sẽ nối nhau tạo nên ống sống.
Cung đốt sống (Vertebral arch)
– Nằm ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân tạo thành ống sống (spinal canal) chứa tủy sống.
– Cung đốt sống gồm hai phần: cuống cung ở phía trước và mảnh cung đốt sống ở phía sau.
+ Hai mảnh cung đốt sống ( Laminae ) : dính nhau ở giữa, giới hạn nên thành sau lỗ đốt sống tạo nên phần sau cùng
+ Hai cuống cung đốt sống ( Pedicles ) nối hai mảnh cung với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống cung có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống xếp chồng lên nhau, khuyết sống dưới cùng với khuyết sống trên của đốt sống bên dưới tạo nên lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai sống chui qua.
Các mỏm của đốt sống – Khớp cột sống ( Facet Joints )
➕ Là các khớp nối giữa các mỏm khớp của đốt sống trên và dưới.
➕ Có tác dụng định hướng và giới hạn chuyển động của cột sống.
➕ Dễ bị viêm hoặc thoái hóa gây đau lưng.

Mỗi đốt sống có 7 mỏm :
– Một mỏm gai ( Spinous process ) : từ chỗ nối giữa hai mảnh nhô ra phía sau giữa, sờ được dưới da.
– Hai mỏm ngang ( Transverse process ) : từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra ngoài và nhô sang hai bên là nơi bám cơ, dây chằng
– Mỏm khớp : từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy lên trên hoặc xuống dưới. Mỗi đốt sống có hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới.
+ Hai mỏm ( diện ) khớp trên ( Superior articular process ) Nối với đốt phía trên
+ Hai mỏm ( diện ) khớp dưới ( Inferior articular process ) Nối với đốt phía dưới
️🎯 Ở đầu mỗi mỏm khớp có diện khớp để tiếp khớp với mỏm đối diện của đốt sống kế cận. Các mỏm khớp nối với nhau tạo thành khớp mấu khớp ( facet joints ) và cho phép vận động có kiểm soát. Có tác dụng định hướng và giới hạn chuyển động của cột sống.
Chức năng của đốt sống
Khi xếp chồng các đốt sống lên nhau sẽ tạo ra ống sống giúp bảo vệ tủy sống trong ống sống và chịu đựng sức nặng trọng lượng của cơ thể gia trọng lên nó. Ngoài ra khi xếp chồng hai đốt sống lên nhau sẽ tạo ra các lỗ liên hợp cho thần kinh đi ra. Và là điểm bám của gân, cơ và dây chằng giúp cột sống vận động linh hoạt.
Các bệnh lý liên quan đến cột sống
➕ Thoát vị đĩa đệm, phồng, lệch, xẹp đĩa đệm gây chèn thần kinh
➕ Thoái hóa đốt sống dễ mòn khớp, gai xương
➕ Viêm đốt sống và nhiễm trùng cột sống
➕ Gãy đốt sống do chấn thương, loãng xương
➕ Trượt đốt sống bao gồm thân đốt bị trượt ra trước hoặc phía sau
ỐNG SỐNG ( spinal canal )
Ống sống là gì ?
Ống sống ( spinal canal ) là một ống dài, rỗng kéo dài từ lỗ chẩm của hộp sọ đến khoảng đốt sống L1 -L2, được tạo thành từ các vòng cung sau của đốt sống xếp chồng lên nhau.

Ống sống được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép. Trong ống sống có chứa bao màng cứng, rễ thần kinh tủy sống và tổ chức quanh màng cứng như : Tủy sống – Màng tủy – Dịch não tủy ( là tổ chức lỏng lẻo gồm mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch, có tác dụng đệm đỡ tránh cho rễ thần kinh khỏi bị chèn ép bởi thành xương sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng tới biên độ tối đa ).
Trong ống sống, tủy sống dừng lại ở ngang mức L2, nhưng các rễ thần kinh vẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống sống ở lỗ ghép tương ứng, do đó nó phải đi một đoạn dài trong khoang dưới nhện. Hướng đi của các rễ thần kinh sau khi chúng ra khỏi bao màng cứng tùy thuộc chiều cao đoạn tương ứng. Rễ L4 tách ra khỏi bao cứng chạy chếch xuống dưới và ra ngoài thành một góc 600, rễ L5 thành góc 450, rễ S1 thành góc 300…
Cấu trúc giải phẫu của ống sống
Vị trí giải phẫu
+ Phía trước là thân đốt sống – đĩa đệm – dây chằng dọc sau
+ Phía sau là mảnh cung đốt sống – dây chằng vàng – mỏm gai
+ Hai bên là cuống cung đốt sống ( pedicles )
Hình dạng và kích thước
Hình dáng sẽ thay đổi theo vùng cụ thể như sau :
☑️ Vùng cổ có hình tam giác rộng ( lỗ đốt rộng ) và chứa nhiều rễ thần kinh, ngoài ra đốt sống cổ C1 còn là bệ đỡ hộp sọ vững chắc và lỗ các đốt sống cổ cho phép chuyển động linh hoạt.
☑️ Vùng ngực có lỗ đốt hẹp nên ít linh hoạt hơn do vậy dễ bị chèn ép
☑️ Vùng thắt lưng thì có lỗ đốt rộng trở lại bởi chứa thần kinh đuôi ngựa ( cauda equina )
☑️ Lỗ đốt tạo thành ống sống trung bình rộng 15 – 20mm ở người đã trưởng thành
Thành phần bên trong ống sống
✔️ Tủy sống giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa não và cơ thể giúp điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

✔️ Màng tủy( Meninges ) 3 lớp bao quanh tủy sống có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống bao gồm :
+ Màng cứng ( Dura mater ) là lớp ngoài, dày và rất chắc chắn.
+ Màng nhện ( Arachnoid mater ) nằm ở giữa, mỏng, có chứa dịch não tủy.
+ Màng mềm ( Pia mater ) là lớp trong, dính sát tủy sống
✔️ Dịch não tủy ( Cerebrospinal fluid – CSF ) chảy trong khoang dưới nhện giúp chống sốc khi va đập mạnh và giúp trao đổi chất, duy trì môi trường ổn định.
✔️ Rễ thần kinh đi ra ngoài qua thông qua lỗ liên hợp ( foramen intervertebral )
Vai trò rất quan trọng của ống sống
➡️ Bảo vệ tủy sống – trung tâm điều khiển thần kinh sống còn
➡️ Tạo hành lang an toàn cho rễ thần kinh đi ra chi phối cơ thể
➡️ Gắn liền với hoạt động của các hệ thống vận động, cảm giác, nội tạng
Bệnh lý liên quan đến ống sống
👉 Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy chèn vào ống sống gây chèn rễ thần kinh và xảy ra đau lan theo dây thần kinh chi phối, tê chân hoặc tay ( tùy vào vùng chèn ép )
👉 Chấn thương tủy sống như gãy, trượt đốt sống sẽ gây tổn thương như tủy Liệt, mất cảm giác, mất phản xạ
👉 Hẹp ống sống ( Spinal stenosis ) Ống sống bị thu hẹp do thoái hóa, dây chằng dày lên, thoát vị đĩa đệm… gây tê bì, yếu chi, đau khi đi bộ lâu….
👉 U tủy sống là khối u phát triển trong hoặc quanh ống sống gây đau lưng, yếu cơ, rối loạn cơ vòng….
LỖ LIÊN HỢP
Tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống dưới, nhìn chung các lỗ ghép đều nằm ngang mức với đĩa đệm. Lỗ ghép cho các dây thần kinh sống đi từ ống sống ra ngoài, bình thường đường kính của lỗ ghép to gấp 5-6 lần đường kính của đoạn dây thần kinh đi qua nó.

Các tư thế ưỡn và nghiêng về bên làm giảm đường kính của lỗ. Khi cột sống bị thoái hóa hay đĩa đệm thoát vị sang bên sẽ chèn ép dây thần kinh sống gây đau.
Riêng lỗ ghép thắt lưng – cùng là đặc biệt nhỏ do tư thế của khe khớp đốt sống ở đây lại nằm ở mặt phẳng đứng ngang chứ không ở mặt phẳng đứng dọc như ở đoạn L1 – L4, do đó những biến đổi ở diện khớp và tư thế của khớp đốt sống dễ gây hẹp lỗ ghép này.
Lỗ liên hợp là gì?
Lỗ liên hợp ( còn gọi là foramen liên đốt hay intervertebral foramen ) là lỗ mở nằm giữa hai đốt sống liền kề xếp chồng lên nhau để dây thần kinh tủy sống đi ra ngoài.
Vị trí và cấu tạo
Có vị trí nằm hai bên của cột sống, ở phần bên ngoài ống sống và mỗi đốt sống có 2 lỗ liên hợp ( trái và phải )
Cấu tạo lỗ liên hợp ( 4 mặt tạo nên ” khung ” của lỗ )
✅ Thân đốt sống & đĩa đệm Nằm ở mặt trước, đĩa đệm nằm ở giữa thân đốt trên và thân đốt dưới.
✅ Mảnh cung đốt sống ( lamina ) Nằm ở phía sau kèm dây chằng vàng.
✅ Cuống cung đốt sống trên Oử trên phần xương và rất chắc chắn.
✅ Cuống cung đốt sống dưới Nằm ở dưới cùng với cuống trên tạo hình vòng lỗ.
Thành phần đi qua lỗ liên hợp
Ở bên trong lỗ liên hợp có chứa rễ thần kinh tủy sống ( spinal nerve root ) đó là thành phần quan trọng nhất. Và đây là chính là nơi dây thần kinh rời khỏi ống sống để đi đến chi, da, nội tạng…Ngoài ra còn có :
+ Mạch máu – động mạch, tĩnh mạch nuôi tủy và mô quanh
+ Mạch bạch huyết giúp dẫn lưu dịch mô
+ Mô liên kết có tác dụng đệm và bảo vệ các thành phần trên
Kích thước và biến đổi theo tư thế
Kích thước lỗ liên hợp có thể thay đổi theo các tư thế khác nhau như khi :
➡️ Gập người : lỗ mở rộng
➡️ Duỗi người hoặc vẹo xoay : lỗ hẹp lại
➡️ Lỗ liên hợp thường có hình bầu dục hoặc tam giác.
Vai trò quan trọng của lỗ liên hợp
– Trục giao tiếp giữa tủy sống & cơ thể, Nếu lỗ liên hợp biến đổi ( thu nhỏ khoảng cách lỗ lại ) sẽ dễ bị chèn ép thần kinh và biểu hiện rõ ở vùng mà thần kinh chi phối.
– Vì không gian hẹp, chỉ cần 1 khối nhỏ ( thoát vị, u, sưng, tụ máu…) là dễ bị tổn thương nên dễ gây ra bệnh lý.
– Là một trong các yếu tố then chốt trong điều trị đau lưng, đau cổ, đau thần kinh tọa bởi liên quan trực tiếp đến thoát vị, thoái hóa….
Chẩn đoán và đánh giá lỗ liên hợp
Thường dùng các phương pháp sau:
👉 Chụp cộng hưởng từ ( MRI ) : Đánh giá chèn ép thần kinh, thoát vị, mô mềm.
👉 Chụp CT scan : Thấy rõ xương, hẹp ống, gai xương.
👉 Chụp X – quang : Thấy hình dáng chung nhưng không rõ dây thần kinh.
Bệnh lý liên quan đến lỗ liên hợp
️🎯 Thoát vị đĩa đệm Nhân nhầy chèn vào mặt trước của lỗ liên hợp Đau lan, tê tay/chân theo rễ thần kinh
️🎯 Thoái hóa đốt sống Gai xương mọc ra, dây chằng dày lên Tê bì, yếu cơ, đau từng vùng cụ thể
️🎯 Trượt đốt sống ( spondylolisthesis ) Đốt sống trượt làm lệch lỗ Gây chèn ép rễ thần kinh
️🎯 U hoặc nang cạnh lỗ liên hợp U mô mềm chèn lỗ Đau khu trú hoặc lan xa tùy vị trí
ĐĨA ĐỆM ( sụn – Intervertebral Discs )
Đĩa đệm là gì ?
👉 Đĩa đệm là cấu trúc sụn đàn hồi nằm giữa hai thân đốt sống liền kề ( trừ vùng cùng và cụt ). Nó bao gồm một lớp ngoài cứng gọi là bao xơ và một trung tâm giống như gel gọi là nhân nhầy. Có chức năng :
👉 Đĩa đệm hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho cột sống khi vận động và hấp thụ lực nén, xoay, vặn giúp cột sống linh hoạt và chịu lực tốt.. Nếu đĩa đệm bị hư hỏng hoặc thoái hóa, nó có thể dẫn đến đau, cứng cơ cạnh sống và các vấn đề khác về cột sống.

+ Tạo khoảng cách cho lỗ liên hợp ( để dây thần kinh đi qua )
+ Mỗi người trưởng thành có 23 đĩa đệm, từ C2 – C3 đến L5 – S1.
👉 Khi có tác động sai tư thế, chấn thương hoặc thoái hóa theo tuổi, bao xơ có thể bị rách và làm nhân nhầy thoát ra ngoài.
👉 Phần nhân nhầy này gây chèn ép lên các cấu trúc thần kinh xung quanh sẽ gây đau nhức, tê bì, thậm chí yếu liệt nếu không điều trị đúng.
Cấu tạo đĩa đệm
Giữa mỗi đốt xương là một lớp sụn, tổng số chiều cao của sụn ở giữa mỗi đốt xương sống chiếm một phần ba chiều dài của xương sống. Nhiệm vụ của sụn giúp cho xương sống cử động được và chịu đựng thu hút sức ép

Cấu tạo : đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy ( nucleus pulposus ), vòng sợi và mâm sụn.
✅ Nhân nhầy ( nucleus pulposus ) : là phần bên trong của đĩa đệm chứa 70–90% là nước và được cấu tạo bởi một màng liên kết, hình thành những khoang mắt lưới chứa các tổ chức tế bào nhầy mềm, giống gel giúp giúp hấp thụ và phân tán lực tác động có tác dụng như ” giảm xóc “.
>>> Xem thêm : Thông tin đầy đủ chi tiết về Thoát Vị Đĩa Đệm
Ở người trẻ các tế bào tổ chức này giàu proteoglycan được kết dính với nhau rất chặt làm cho nhân nhầy rất chắc và có tính đàn hồi rất tốt ( ở người già thì các tế bào tổ chức đó liên kết với nhau lỏng lẻo nên nhân nhầy kém đàn hồi ).
Bình thường nhân nhầy nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy chuyển động dồn về phía đối diện, đồng thời vòng sợi cũng bị giãn ra.
✅ Vòng sợi (Annulus fibrosus) : lớp ngoài gồm 15 – 25 lớp collagen xếp hình vòng tròn đồng tâm, những vòng sợi sụn ( fibro-caetilage ) rất chắc chắn bao quanh nhân nhầy và giữ nhân nhầy bên trong. Bền chắc và có tính đàn hồi và đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc, ở vùng riềm của vòng sợi lại được tăng cường thêm một giải sợi.
Giữa các lớp của vòng sợi có vách ngăn, ở phía sau và sau bên của vòng sợi tương đối mỏng và được coi là điểm yếu nhất, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm. Có tác dụng giúp đốt sống co giãn, đàn hồi, chống sốc khi vận động.
✅ Mâm sụn ( Cartilaginous endplate ) : Nằm giữa đĩa đệm và thân đốt sống, gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là một phần của đốt sống. Sụn trong suốt và dẫn chất dinh dưỡng
Chiều cao của đĩa đệm : thay đổi theo từng đoạn cột sống. ở đoạn sống cổ khoảng 3mm, đoạn ngực độ 5mm, đoạn thắt lưng độ 9mm, trừ đĩa đệm L5-S1 thấp hơn đĩa đệm L4-L5 khoảng 1/3 chiều cao. Chiều cao của đĩa đệm ở phía trước và phía sau chênh nhau tùy thuộc vào độ cong sinh lý của đoạn cột sống, ở đĩa đệm L5 – S1 thì độ chênh này lớn nhất.
️🎯 Vi cấu trúc của đĩa đệm : gồm nguyên bào sợi, tế bào sụn, và những tế bào nguyên sống. Trong đó nước chiếm tới 70–90% ( ở thanh niên ). Colagen chiếm 44 – 51% trọng lượng khô của đĩa đệm. Đĩa đệm không có mạch máu trực tiếp nuôi mà dinh dưỡng để nuôi đĩa đệm đến từ khuếch tán và thẩm thấu qua mặt sụn. Mô của đĩa đệm có đặc điểm là mô không tái tạo, lại luôn chịu nhiều tác động do chức năng tải trọng và vận động của cột sống mang lại, cho nên đĩa đệm chóng hư và thoái hóa. Vì thế, vận động vừa phải giúp nuôi đĩa đệm tốt hơn.
Vị trí và sự phân bố của đĩa đệm
👉 6 đốt sống Cổ ( cervical ) từ C2 – C7 : Nhỏ, linh hoạt cao
👉 12 đốt sống Ngực ( thoracic ) từ T1 – T12 : Mỏng, ít di động
👉 5 đốt sống Thắt lưng ( lumbar ) từ L1 – L5 : To nhất, chịu lực lớn nhất
👉 Đốt sống Thắt lưng – Cùng ( L5–S1 ) : Hay bị thoát vị nhất

Chức năng của đĩa đệm
+ Giảm xóc giống như ” giảm chấn ” của xe giúp bảo vệ cột sống khỏi lực dồn nén.
+ Tạo độ linh hoạt giúp cột sống gập, xoay, nghiêng…
+ Duy trì khoảng cách giữa đốt sống cho phép dây thần kinh đi qua lỗ liên hợp
+ Phân phối lực đều Ngăn quá tải tại một điểm nhất định
>>> Xem thêm : Đi dép cao gót thưởng xuyên ảnh hưởng lớn đến cột sống như thế nào ?
Sự biến đổi của đĩa đệm theo thời gian
Giai đoạn trẻ sơ sinh : Đĩa rất mềm, đàn hồi cao
Tuổi 20 – 30 : Đĩa đệm bắt đầu mất nước dần
Sau 40 tuổi Đĩa xẹp dần, nguy cơ thoái hóa, nứt rách tăng
Người già Vòng sợi dày lên, nhân nhầy khô làm cho đĩa đệm mất linh hoạt.

Bệnh lý phổ biến liên quan đến đĩa đệm
+ Thoát vị đĩa đệm làm cho nhân nhầy chui ra ngoài, chèn ép dây thần kinh gây đau lan xuống tay / chân, tê, yếu cơ…
+ Thoái hóa đĩa đệm Mất nước, mất tính đàn hồi theo tuổi dẫn đến đau âm ỉ lưng / cổ, giảm vận động….
+ Rách vòng sợi do tải trọng mạnh, đột ngột gây đau lưng cấp, hạn chế vận động…
+ Mất chiều cao đĩa đệm doo đĩa bị xẹp. Điều này sẽ làm hẹp lỗ liên hợp, Gây nên chèn thần kinh…..
+ Vôi hóa đĩa đệm Canxi lắng đọng bất thườngsẽ gây cứng lưng, hạn chế vận động….
>>> Tìm hiểu : Khóa học Dưỡng Sinh Đông Y – Khai Thông Kinh Lạc hiệu qủa cao
Bí quyết bảo vệ đĩa đệm khỏe mạnh
➡️ Tập thể dục đều đặn, đặc biệt các bài kéo giãn cột sống
➡️ Tránh nâng vật nặng sai tư thếm, xoay người nhanh và đột ngột.
➡️ Duy trì cân nặng hợp lý sẽ làm giảm áp lực lên đĩa
➡️ Bổ sung nước, collagen, vitamin C
➡️ Nghỉ ngơi đúng cách cần tránh ngồi quá lâu
➡️ Ăn uống khoa học, hợp lý, lành mạnh.

THẦN KINH VÀ MẠCH MÁU ĐĨA ĐỆM
+ Thần kinh : đĩa đệm không có các sợi thần kinh chạy vào, chỉ có những tận cùng thần kinh cảm giác nằm ở lớp ngoài cùng của vòng sợi. cho nên lớp sụn này bị sức ép làm bể dập ta vẫn không cảm thấy đau cho đến khi lớp ngoài cùng bị bể rách ta mới cảm thấy đau.
+ Mạch máu nuôi đĩa đệm : chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi, còn ở trong nhân nhầy thì không có mạch máu, sự nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuyếch tán. Việc cung cấp máu cho đĩa đệm bình thường chấm dứt hẳn ở độ tuổi thập niên thứ hai, sau đó dinh dưỡng đối với đĩa đệm là thông qua quá trình thẩm thấu.
TỦY SỐNG ( Spinal cord ) và dây thần kinh
Tủy sống nằm bên trong ống sống và chạy trong ống sống từ nền sọ đến khoảng đốt sống L1 – L2 và được bao bọc bởi màng tủy, có dịch não tủy bảo vệ.

Các rễ thần kinh tủy sống chui qua các lỗ liên hợp giữa các đốt sống để truyền tín hiệu thần kinh giữa não và toàn bộ cơ thể với mục đích chi phối toàn thân.
Tổng cộng có 31 đôi dây thần kinh tủy sống, đi qua các lỗ liên hợp ở hai bên đốt sống và chi phối vận động, cảm giác bao gồm :
Cổ : 8 đôi – Ngực : 12 đôi – Thắt lưng : 5 đôi – Cùng : 5 đôi – Cụt : 1 đôi

️🎯 Mỗi dây thần kinh chia thành nhánh vận động và cảm giác, chi phối da, cơ, nội tạng tương ứng.
DÂY CHẰNG ( Ligaments )
Giúp giữ các đốt sống gắn kết : Các dây chằng chính giữ cho đốt sống gắn kết và duy trì sự ổn định, khống chế độ giãn hoặc gập quá mức :
– Dây chằng dọc trước ( anterior longitudinal ligament ) : phủ mặt trước thân đốt từ mặt trước xương cùng đến lồi củ trước đốt sống C1 và đến lỗ chẩm. Nó ngăn cản sự ưỡn quá mức của cột sống.
– Dây chằng dọc sau ( posterior longitudinal ligament ) : phủ mặt sau thân đốt sống, chạy trong ống sống từ nền xương chẩm đến mặt sau xương cùng. Nó ngăn cản cột sống gấp quá mức và thoát vị đĩa đệm ra sau.

️🎯 Tuy nhiên dây chằng này khi chạy đến cột sống thắt lưng thì phủ không hết mặt sau thân đốt, tạo thành hai vị trí rất yếu ở hai mặt sau bên đốt sống, và là nơi dễ gây ra thoát vị đĩa đệm nhất. Dây chằng này được phân bố nhiều tận cùng thụ thể đau nên rất nhạy cảm với đau.
– Dây chằng vàng ( ligamentum flavum ) : Kết nối cung sau các đốt sống và phủ phần sau ống sống. Dày dây chằng vàng cũng là một biểu hiện của thoái hóa ( ở một số người có hẹp ống sống bẩm sinh không triệu chứng ), đến khi dây chằng vàng dầy với tuổi thuận lợi các triệu chứng mới xuất hiện.
– Dây chằng liên gai và trên gai ( interspinous & supraspinous ) : dây chằng liên gai nối các mỏm gai với nhau. Dây chằng trên gai chạy qua đỉnh các mỏm gai để hỗ trợ tư thế. Các vị trí có dây chằng bám là những vị trí rất vững chắc ít khi nhân nhầy thoát vị ra các vị trí này, mà thường thoát vị ra các điểm yếu không có dây chằng bám, vị trí hay gặp là ở phía sau bên cột sống.
️🎯 Tóm tắt vai trò của dây chằng : Xương được nối giữ với nhau bởi dây chằng, dây chằng hay gân là những mô liên kết đặc biệt bao quanh lớp sụn để nối xương nọ với xương kia, nối phía trong xương phía dưới với phía trong của xương kế cận,phía ngoài xương với phía ngoài,cạnh xương với cạnh xương. Có tất cả 9 loại dây chằng nối chằng chịt các đốt xương sống lại với nhau thành bộ xương. Nhiệm vụ dây chằng là giữ các đốt xương lại với nhau để tạo cấu trúc và trợ giúp cho sự cử động.
>>> Xem thêm : Đào tạo khóa học Khai Thông Cột Sống – Nắn Chỉnh Cột Sống – Giải Cơ chuyên sâu
HỆ CƠ CẠNH SỐNG ( Paraspinal Muscles )
Cơ cạnh sống ( Paraspinal Muscles ) là nhóm cơ rất quan trọng trong việc giữ vững, di chuyển và bảo vệ cột sống. Hệ cơ này liên kết chặt chẽ với đốt sống, dây chằng, đĩa đệm và tủy sống.

Hệ cơ cạnh cột sống là gì ?
Cơ cạnh sống ( Paraspinal muscles ) là nhóm cơ chạy song song dọc hai bên cột sống, từ đầu xuống tới vùng chậu.
️🎯 Chúng giữ cho cột sống thẳng đứng, hỗ trợ cử động ( gập, ưỡn, xoay ), và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Cơ giữ thẳng, xoay, gập hoặc duỗi cột sống.
>>> Xem thêm : Tìm hiểu Cơ là gì ? và một số hình ảnh 3D các nhóm cơ
Gồm 3 lớp chính :
✅ Lớp cơ Nông : Vận động vai, cổ
👉 Nhóm này không trực tiếp điều khiển cột sống, nhưng hỗ trợ vùng lưng và vai.
✅ Lớp cơ Trung : Hỗ trợ hô hấp và tư thế
✅ Lớp cơ Sâu : Giữ vững và vận động cột sống
Chức năng của hệ cơ cạnh sống
👉 Ổn định cột sống khi đứng / ngồi / vận động
👉 Duỗi thẳng lưng, xoay thân, nghiêng người
👉 Hỗ trợ kiểm soát tư thế
👉 Bảo vệ tủy sống, đĩa đệm khỏi lực căng bất thường

Bệnh lý liên quan đến nhóm cơ
➕ Căng cơ cạnh sống : Do mang vác, tư thế xấu dần đến đau dọc hai bên cột sống
➕ Yếu cơ multifidus : Rất thường gặp trong đau lưng mạn tính, đau thắt lưng, mất vững
➕ Viêm cơ : Do nhiễm trùng, tự miễn đau, yếu cơ
➕ Co thắt cơ : Phản xạ khi đĩa đệm bị thoát vị gây cứng lưng, đau lan
MẠCH MÁU
Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo động mạch có tĩnh mạch ( và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ).( khu vực đốt sống cổ )

>>> Xem thêm : Những tác hại của máu bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe
Các đốt xương và sụn đều có các hệ thống động mạch đem dinh dưỡng vào nuôi tế bào và có hệ thống tĩnh mạch đem máu có than khí và các chất đào thải của tế bào ra ngoài
ĐỘ CONG SINH LÝ CỦA CỘT SỐNG
Đường sinh lý cột sống : Cột sống không thẳng tuyệt đối mà mà có 4 đường cong sinh lý. Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng. Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau. Cấu trúc này giúp hấp thụ lực và giữ thăng bằng tốt hơn khi đứng hoặc vận động nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đế trong tư thế đứng thẳng.

TỔNG KẾT VAI TRÒ CỦA HỆ CỘT SỐNG
Thành phần Vai trò chính :
👉 Đốt sống là khung nâng đỡ và bảo vệ tủy sống
👉 Đĩa đệm Giảm sốc, giúp linh hoạt
👉 Dây chằng cố định, giữ vững cấu trúc, chống trượt
👉 Cơ cạnh sống giúp vận động, giữ vững cột sống
👉 Tủy sống & dây Thần kinh Dẫn truyền thần kinh
👉 Khớp cột sống giúp hỗ trợ chuyển động.