Cách xác định vị trí của các đốt sống

Trong cơ thể người, cột sống người là một cấu trúc giải phẫu phức tạp, đóng vai trò như trục chống đỡ chính giúp duy trì hình thái cơ thể, bảo vệ tủy sống – một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương và tạo điều kiện cho vận động linh hoạt.

Cột sống được cấu tạo từ 33 đến 34 đốt sống, được chia thành các vùng như cổ, ngực, thắt lưng, cùng và cụt. mỗi đốt sống mang những đặc điểm hình thái riêng biệt phù hợp với chức năng và vị trí của nó trong toàn bộ trục cột sống. Trong lâm sàng và giải phẫu học, việc xác định chính xác vị trí các đốt sống không chỉ có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị y học, mà còn rất quan trọng trong các lĩnh vực như vật lý trị liệu, phẫu thuật, hay nghiên cứu giải phẫu. Vậy làm thế nào để phân biệt và xác định đúng từng đốt sống trên cơ thể?

Bài viết dưới đây Y Cốt Liên Khoa sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và phương pháp đơn giản, dễ hiểu để giúp bạn xác định chính xác vị trí các đốt sống một cách hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho công tác học tập, nghiên cứu và thực hành chuyên môn.

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CỘT SỐNG

Đại cương xương sống ( cột sống )

Xương sống gồm nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt, là xương rường cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng chức phận hoạt động, chuyển hoá, tuần hoàn, bài tiết… Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống.

Đường sinh lý cột sống : Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng. Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau. Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đế trong tư thế đứng thẳng.

>>> Xem thêm : Các điểm mấu chốt gây bệnh lý Cơ Xương Khớp

Nhiệm vụ của xương là tạo hình dáng cấu trúc cho cơ thể,chịu đựng sức nặng của cơ thể và giúp cho cơ thể cử động được. Xương còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại từ sức ép bên ngoài.

Đường sinh lý cột sống : Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng. Khi nhìn nghiêng ta thấy cột sống có 4 chỗ  uốn: vùng cổ uốn cong đều về phía trước và tại đốt sống cổ thứ tư C4 uốn cong trước nhiều nhất. Vùng lưng từ  D1 Cột sống có xu hướng cong đều về phía sau và từ đoạn giữa lưng Cột sống cong lướt xuống.

Vùng thắt lưng – hông lại hơi cong đều về phía trước, vùng cùng ( mông ) thì cong dần ra phía sau và tại đốt cùng 5 ( S5 ) đưa ra sau nhiều nhất. Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đế trong tư thế đứng thẳng.

Và Cột sống cơ thể người ( có cả hệ gân cơ, dây chằng…   ) thì có sự uốn cong mềm mại liên tiếp ( đường cong sinh lí ) từ Cổ – Lưng – Hông – Mông tạo nên dáng đẹp của cơ thể. Người nào mà vùng lưng từ D1 đến D6 quá cong về phía sau thì ngực lép không nở nang ( đối với nam ), nữ thì đi đứng ” chắc nịch “, giảm sự duyên dáng. Nếu vùng thắt lưng quá cong về phía trước thì bụng sẽ phệ dần ra…

>>> Xem thêm : Tổng hợp về thoát vị đĩa đệm

Cột sống người có tổng cộng gồm 33 – 34 đốt sống hợp thành, chia thành 5 phần :

✅ 7 đốt sống cổ C1 – C7 ( C : Cervicalis ) :

Với chức năng chính là giúp hỗ trợ nâng đỡ đầu và cho phép đầu và cổ vận động được linh hoạt như ( xoay, gập, ngửa ). Có hai đốt sống đặc biệt là C1 ( atlas ) C2 ( axis ) giúp đầu xoay và giữ thăng bằng. Ngoài ra 7 đốt sống cổ còn bảo vệ đoạn trên của tủy sống và các dây thần kinh cổ. Đặc điểm của đốt sống cổ là : nhỏ, linh hoạt, dễ tổn thương do chuyển động lớn, mạnh quá biên độ cho phép.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu về các loại Huyệt trong Y Học Cổ Truyền

CÁC MỐC GIẢI PHẪU XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÁC ĐỐT SỐNG

✅ 12 đốt sống lưng trên D1 – D12 ( D : Dozsalis ) : hay 12 đốt sống  Ngực T1 – T12 ( Thoracic – T ) :

Với chức năng chính là giúp gắn kết với xương sườn, tạo thành khung lồng ngực bảo vệ tim và phổi. Nó có tác dụng bảo vệ phần tủy sống ngực và hạn chế chuyển động ( ít linh hoạt hơn vùng cổ và thắt lưng bởi có 12 đôi xương sườn gắn với xương ức ). Đặc điểm của 12 đốt sống lưng trên ( đốt sống ngực ) là : Đốt sống to dần từ trên xuống, có các diện khớp với xương sườn

>>> Xem thêm : Khóa học Trị liệu Nắn Chỉnh Cột Sống Y Cốt Liên Khoa chuyên sâu

❕ 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5 ( L : Lombalis ) :

Với chức năng chính là giúp chịu tải trọng cơ thể từ phần thân trên gia trọng lên nó để giữ vững và nâng đỡ cơ thể. Các đốt sống thắt lưng này cho phép vận động mạnh mẽ như cúi, ngửa, xoay thân. Bảo vệ đoạn tủy sống thắt lưng và các rễ thần kinh chi dưới. Đặc điểm của đốt sống này là to và khỏe hơn các đốt sống khác, rất chắc chắn, Các mỏm gai ngắn, rộng. Ngang thân đốt sống to hơn, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt có hình tam giác. Và ít linh hoạt hơn các đốt sống vùng cổ nhưng linh hoạt hơn các đốt sống vùng lưng trên ( ngực ).

✅ 5 đốt sống Cùng S1 – S5 ( S : Sacrilis ) 

Gồm 5 đốt sống dính lại thành xương cùng với chức năng chính là kết nối cột sống với xương chậu, truyền lực từ cột sống xuống hai chi dưới. Ngoài ra xương cùng còn là phần nền vững chắc cho khung chậu. Đặc điểm của xương cùng : Gồm 5 đốt hợp nhất thành một xương tam giác, gắn với xương chậu.

✅ 4  ( hoặc 5 ) đốt sống cụt ( Coccyx ) : 4 đốt sống dính lại thành xương cụt :

Với chức năng chính là điểm bám của nhiều cơ, dây chằng và gân vùng đáy chậu.Mục đích là để hỗ trợ tư thế ngồi và phân bố áp lực khi ngồi. Đặc điểm cụt : Là phần cuối của cột sống còn gọi là tàn tích của sự tiến hóa, không có chức năng vận động rõ rệt mà yên vị một chỗ

>>> Tìm hiểu khóa học trị liệu Cổ Vai Gáy hiệu quả cao

Lưu ý : Các đốt xương sống lưng trên ( ngực ) ( D hoặc T ) ít khi sai lệch bởi có 12 đôi xương sườn và 10 đôi nối vào thành xương cán ức nên ít khi bị thoát vị, trừ khi có tai nạn sang chân va đập mạnh. Nhưng có thể bị uốn cong biến dạng nếu giữ tư thế cong vẹo trong một thời gian dài. Còn các đốt xương hông ( S ) và các đốt xương cụt ( Coccyx ) dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống từ C2 đến S1 đều có đĩa đệm.

CÁC MỐC QUAN TRỌNG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỐT SỐNG 

Đốt sống cổ ký hiệu là ( C )

– Đốt sống cổ đầu tiên C1 gọi là đốt đội ( atlats ). C1 Là nằm trên đường thẳng nối 2 bờ chẩm, Đốt này không có thân đốt nhưng có 2 cung trước và sau, được nối liền với nhau bằng hai khối bên tạo thành. Nó có hình 1 vòng tròn dẹt, không rõ thân đốt, lỗ đốt rộng, không có gai sau, giúp hộp sọ có thể quay chuyển dễ dàng Hai mặt khớp trên lõm và khớp với xương chẩm, hai mặt khớp dưới phẳng hơn, khớp với đốt sống cổ thứ 2 ( C2 ).

👉 Đốt sống C1 không có gai nằm sát hộp sọ nên chúng ta không sờ thấy được.

>>> Xem thêm : Hiểu về Cơ và hình ảnh 3D một số nhóm cơ

– Đốt sống cổ thứ 2 gọi là đốt trục ( axis ). C2 có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này lồi lên 1 mẩu xương đứng thẳng gọi là mẩu răng khế ( mỏm răng ). Đốt trục khớp với đốt đội giúp cho hộp sọ chuyển động, quay phải quay trái được dễ dàng. Nếu trên C2 không có lớp cơ bệnh lý, không được tác động vào, dễ sinh bệnh.

👉 Gai sau lồi cao sờ thấy đầu tiên khi vuốt từ chẩm xuống là đốt C2.

– Đốt sống cổ thứ 3 ( C3 ) Nằm trên đường thẳng kéo từ 2 bên mang tai.

– Đốt sống cổ thứ 4 ( C4 ) Nằm trên đường thẳng kéo từ yết hầu vào.

– Đốt sống cổ thứ 7 ( C7 ) Lồi cao nhất và chuyển động.

👉 Đốt sống C7 dịch động khi ta đặt tay lên gáy và cho đầu bệnh nhân xoay đầu nhẹ.

Đốt sống ngực ( lưng trên ) ký hiệu là ( D )

Các đốt sống lưng do cần tiếp xúc với các đầu xương sườn nên mỗi đốt xương có thêm bốn diện khớp. Thân đốt khá dày. Mỏm gai dày và đuôi gai đốt trên thả sâu cuống ngang thân đốt dưới.

>>> Tìm hiểu Khóa học Khai Thông Cột Sống – Dưỡng Sinh Đông Y – Giải cơ chuyên sâu

– Đốt sống T1 ( D1 )  lồi cao sát dưới đốt C7, khi quay đầu, đốt động là C7, đốt không động là D1 .

Đốt sống T2 ( D2 ) dưới D1.

– Đốt sống T3 ( D3 ) nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong phía trên của hai xương bả vai.

Từ T1 ( D1 )  trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau .

– Đốt sống T4 ( D4 ) là điểm nhô cao lên ra phía sau.

– D4 đến D7, các đốt thẳng.

– Đốt sống T7 ( D7 ) Nằm trên đường thẳng nối 2 bờ dưới của 2 xương bả vai.

– Từ đốt sống T8 ( D8 ) trở xuống cột sống có hình cong lướt và D10 là điểm nhô lên. Khi cúi thì D10 nhô cao, khi oằn lưng thì D10 đưa ra phía trước nhất .

– Tiếp xuống là đốt sống T11 ( D11 ) và đốt sống T12 ( D12 ) .

Đốt sống thắt lưng ký hiệu là ( L )

Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng thì to, khoẻ hơn nhiều để chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Các mõm gai ngắn, rộng và ngang.Thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương sườn nên các mõm ngang dài và nhọn. Lổ đốt hình tam giác .

>>> Xem thêm : Cột sống liên quan đến nhiều bệnh lý gì ?

– Đốt sống L1 dưới D12 .

– Đốt sống L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt ( nơi có eo lưng bắt đầu thắt lại ).

– Đốt sống L3, L4 :

👉 Nam : Bờ dưới cao hơn bờ trên L4
👉 Nữ : Bờ dưới L3 bằng bờ trên L4

– Đốt sống L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông ( xương mào chậu )

👉 Nam giới : L4 và L5 đưa về phía trước  – lõm
👉 Nữ giới : L4 và L5 thẳng, đều – bằng )

– Đốt sống L5 :

👉 Nam : Bờ dưới thấp hơn bờ trên S1
👉 Nữ : Bờ dưới L5 bằng bờ trên S1

>>> Xem thêm : Dụng cụ trị liệu hiệu quả Cơ Xương Khớp

Lưu ý :

– Căn cứ vào mỏm gai đốt sống, để xác định sự bình thường hay không bình thường của đốt sống.

– Các đốt sống không bình thường còn gọi là các đốt sống bệnh lý và có thể phục hồi qua thao tác điều trị

– Khi đã gọi là đốt sống bệnh lý dù bất kỳ hình thái nào ( lồi, lệch, lõm ) bao giờ cũng có hiện tượng dính cứng ở một hay nhiều đốt sống.

>>> Tìm hiểu khóa học đặc biệt về trị liệu Cơ Xương Khớp – Chăm sóc sức khỏe – Dưỡng Sinh Đông Y

Các đốt sống hông ( chậu )

– Từ S1 – S5 cột sống dung hợp thành một liên tảng lớn có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5 .

 Xương cụt

Gồm 4-5 đốt nhỏ ghép lại thành một liên tảng nhỏ đưa về phía trước.

Tóm tắt :

✔️ 4-5 đốt sống cùng ( S1 -> S5 ) cột sống đưa ra phía sau, thành 1 liên tảng, cao nhất là S5

✔️ 4-5 đốt sống cụt  ( Cx ) Các xương cụt đều đưa ra phía trước và cũng thành 1 liên tảng

✔️ 5 đốt sống thắt lưng ( L1 -> L5 ) Các đốt sống thắt lưng khỏe hơn vì chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của thân trên gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng. Ngang thân đốt sống to hơn, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt có hình tam giác.

Chú ý khi sử dụng mốc giải phẫu :

+ Các mốc được sử dụng phổ biến nhất là C7, T3, T7, L4.

+ Vị trí có thể thay đổi nhẹ theo vóc dáng và tư thế của từng người bởi vậy trong thăm khám lâm sàng, thường kết hợp nhiều mốc để tăng độ chính xác, nếu cần có thể sử dụng thêm phim XQ.


Ngày đăng: 15/04/25
Danh mục: Kiến thức y khoa
Bài viết cùng chủ đề
  • Bí mật về chữa bệnh bằng Máy Sấy Tóc !

    Việc dùng máy sấy tóc để chữa bệnh nghe có vẻ lạ và khó tin, nhưng thực tế dù máy sấy tóc không phải là thiết bị y tế chuyên dụng, nhưng hơi nóng mà nó tạo ra có thể giúp giảm nhẹ triệu...

  • CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ CỘT SỐNG

    Hệ cột sống ( hay còn gọi là cột sống người ) là một cấu trúc trụ chính của cơ thể, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và cho phép cơ thể vận động linh...

  • TỔNG HỢP VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM !!!

    Có phải thoát vị đĩa đệm chỉ gặp ở người lớn tuổi và xảy ra là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa và...

  • TÌM HIỂU VỀ THẦN Y BIỂN THƯỚC ” Y TỔ ” TRUNG HOA

    Biển Thước là một thầy thuốc lừng danh thời Xuân Thu Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử đất nướcTrung Quốc. Tương truyền ông chính là...

  • QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA KINH LẠC THEO GIỜ SINH HỌC

    Y học cổ truyền gọi đường khí huyết vận hành trong cơ thể là : ” kinh lạc “. Những danh y thời xưa đã quan niệm 24 giờ trong ngày sẽ tương ứng với đường 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại...