Từ ngàn xưa đến nay, trong dân gian các cụ xưa vẫn còn lưu truyền lời dạy để giữ gìn sức khỏe cho đến ngày nay là : Khi đi đám ma hoặc đến nơi âm u, lạnh lẽ, hàn khí nhiều thì nên đốt vía, tìm cách trục hàn để tránh cơ thể nhiễm hàn rồi mắc bệnh. Vậy bạn hiểu tại sao người xưa lại răn dạy mọi người như vậy ? sau đây Y Cốt Liên Khoa sẽ cùng mọi người tìm hiểu tại sao nên trục hàn khi đi đám ma về nhé.

Nội dung chính
- 1 NHỮNG NƠI KHIẾN CƠ THỂ DỄ BỊ NHIỄM HÀN LẠNH
- 2 LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN DỄ BỊ ỐM SAU KHI GẦN NGƯỜI CHẾT HOẶC SAU KHI ĐI ĐÁM MA VỀ
- 3 TẠI SAO RA KHỎI MÔI TRƯỜNG LẠNH LẼO, ÂM KHÍ PHẢI TRỤC HÀN RA KHỎI CƠ THỂ ?
- 4 MỤC ĐÍCH CỦA TRỤC HÀN
- 5 LÀM SAO ĐỂ HÓA GIẢI HÀN KHÍ ?
- 6 CÁCH TRỤC HÀN ĐỂ LẬP LẠI CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG CHO CƠ THỂ
NHỮNG NƠI KHIẾN CƠ THỂ DỄ BỊ NHIỄM HÀN LẠNH
Thường những nơi hoang vắng, lạnh lẽo, u ám sẽ có khí trường ( trường năng lượng xấu ) rất nặng âm khí. Vì vậy khi chúng ta có những hoạt động dưới đây sẽ khiến cơ thể rất dễ sinh bệnh như :
❌ Khi thăm hỏi, gần gũi, chăm sóc người ốm nặng lâu ngày hoặc tiếp xúc người chết.
❌ Đi đám ma đám tang, khâm niệm và khi đi đi chôn cất, bốc mồ mả.

❌ Khi ra nghĩa trang nghĩa địa, thanh minh tảo mộ
❌ Khi đi vào nơi hoang vắng, lạnh lẽo, u ám, âm khí nặng như các hang động cổ xưa, nơi rừng thiêng nước độc….
❌ Khi trong môi trường điều hòa lạnh hoặc khi đi mưa bị ướt người cũng rất nhiễm hàn lạnh
…..v.v………………………………………
LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN DỄ BỊ ỐM SAU KHI GẦN NGƯỜI CHẾT HOẶC SAU KHI ĐI ĐÁM MA VỀ
Tình trạng nhiều người bị ốm hoặc sinh ra bệnh nặng sau khi đi thăm người ốm nặng, người chết, hoặc đi đến nơi có âm khí, hàn khí nặng như nghĩa trang, nhà hoang, nơi rừng thiêng nước độc ..xảy ra ngày càng nhiều. Và đây là lý giải cho việc ở gần người chết thực sự không tốt cho sức khỏe.
+ Theo khoa học hiện đại con người sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng rồi chuyển sang chết thực sự thì các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành.

+ Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình ” phân hủy “ xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết.
Người chết càng lâu thì ” hơi lạnh “ càng nhiều, đặc biệt là phong tục tập quán của người việt là lưu xác mấy ngày mới chôn cất. Thật ra ” hơi lạnh “ chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh.
Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo uế khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài. Điều này lý giải nguyên nhân nhiều thanh niên khỏe mạnh thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm niệm, đưa ma…vv.. đều bị ảnh hưởng sức khỏe bởi thường xuyên làm công việc này.
Trong khi đó, trẻ nhỏ, những người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… đặc biệt là người có khối u , người bị ung thư …vv.dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không tốt hoặc đang suy giảm …
Còn ở đám ma ( đám tang ) có môi trường năng lượng xấu nên rất nặng âm khí. Nếu người có thể trạng kém, tinh thần yếu, hoặc khí trường yếu ( dễ mẫn cảm với năng lượng xấu ) sẽ mở đường cho năng lượng lạnh xâm nhập vào trong cơ thể gây nên tình trạng rất dễ bị nhiễm hàn lạnh khi ở đám ma. Chính vì vậy mà người xưa luôn muốn tìm cách ” trục hàn “ đẩy khí lạnh này ra khỏi cơ thể mỗi khi đi đám ma về.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, việc ” trục hàn “ ( còn gọi là giải uế hay xả xui ) là một nghi thức phổ biến , nhằm loại bỏ âm khí, vận rủi mà người ta tin rằng có thể bám theo mình từ nơi đám tang. Tùy theo từng vùng miền và gia đình mà cách thực hiện có khác nhau.
Bên cạnh chủ nghĩa duy vật và duy tâm chưa bên nào lần lướt được bên nào. Thế nên khoa học chưa có các chứng minh cụ thể về mặt tâm linh, có người tin người không ? nhưng nó vẫn tạo cảm giác lo sợ và e dè cho tất cả mọi người chúng ta, ảnh hướng lớn đến phong tục tập quán cũng như mối quan hệ trong cộng đồng và xã hội !
TẠI SAO RA KHỎI MÔI TRƯỜNG LẠNH LẼO, ÂM KHÍ PHẢI TRỤC HÀN RA KHỎI CƠ THỂ ?
Đám ma là nơi âm khí cực mạnh
Ở đám tang, không khí thường âm u, nặng nề, cảm xúc buồn bã, tiếc thương, đau khổ… tụ lại rất nhiều. Người mất vừa rời khỏi dương thế, nên không gian quanh đó được cho là chưa ổn định về năng lượng, âm thịnh dương suy. Điều này tạo ra một bầu không khí tang thương lạnh lẽo, u ám, khiến người sống dễ hấp thụ năng lượng âm nên dễ sinh ra những phản ứng cơ thể. Nếu thời tiết hôm đó ẩm thấp, mưa lạnh, hoặc bạn mặc đồ tối màu, mỏng nhẹ, thì nguy cơ nhiễm hàn lại càng cao.

Tính nguy hại của Hàn khí ( âm khí )
Khi bạn mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã hay thiếu ngủ, khí bảo vệ cơ thể ( vệ khí ) bị yếu đi làm cơ thể ” mở cửa “ cho hàn khí dễ xâm nhập. Âm khí, lạnh lẽo dễ xâm nhập vào cơ thể qua các ” khe hở “ năng lượng như lỗ chân lông, hơi thở, vùng cổ gáy…
Hàn khí sau khi vào cơ thể sẽ dẫn đến khí bị ngưng đọng, khí ngưng đọng lại dẫn đến huyết ứ, làm cho lưu thông máu bị chậm sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Nhiệt độ là nguồn gốc quyết định sức khỏe của chúng ta, vì vậy trong cuộc sống thường ngày phải được chúng ta hết sức coi trọng . Phải chú ý phòng lạnh giữ ấm về các mặt ăn uống, đi lại, nơi ở, không nên để bị nhiễm lạnh cảm gió, ngăn ngừa tà lạnh xâm nhập vào cơ thể.

Bình thường trong cơ thể, khí huyết ( năng lượng và máu ) phải lưu thông thì mới khỏe mạnh. Nếu âm khí, hàn khí xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ làm cơ thể bị co rút, khí huyết bị nghẽn dẫn đến tình trạng máu kém lưu thông và gây nên những biểu hiện như sau :
+ Dễ gây lạnh chân tay, đau lưng mỏi gối mệt mỏi, uể oải không rõ lý do.
Đau đầu, chóng mặt, cảm giác choáng váng,khó thở nhẹ, cảm lạnh
>>> Xem thêm : Những tác hại khủng khiếp của sự ” Tắc Nghẽn ” trong cơ thể
Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh dù không có biểu hiện cảm cúm.
Một số người còn đau nhức cơ thể hoặc khó ngủ trong 1 – 2 ngày sau đó.
Nếu tình trạng cơ thể nhiễm Hàn khí lâu ngày sẽ làm suy yếu dương khí mà theo YHCT thì dương khí ( sức sống, sức đề kháng ) là ” lửa “ giữ cho cơ thể ấm áp và khỏe mạnh.

Hàn khí quá mạnh sẽ áp chế dương khí, làm cơ thể yếu đi từng ngày, dẫn đến dễ mắc bệnh nặng, nhất là các bệnh mãn tính như đau xương khớp, viêm phổi, suy giảm miễn dịch. Vì vậy mới có hiện tượng đi đám tang về thì dễ lạnh tay chân, đau đầu, đau mỏi người, rét run.
Về tâm linh thì âm khí còn ảnh hưởng tinh thần đối với con người.
Người ta tin rằng âm khí nhiều sẽ làm tinh thần buồn bã, dễ mơ thấy điều xấu, mất ngủ, tinh thần bất ổn. Hay mơ thấy ác mộng. Cảm giác như có ” gì đó “ theo mình hoặc thấy không an tâm.
Nếu cơ thể nhiễm âm lâu, dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực, lo âu, bồn chồn vô cớ. mất sinh khí.
Một số trường hợp đặc biệt nhạy cảm còn cảm thấy sợ hãi bóng tối, cảm giác lạnh sống lưng vào ban đêm.

Tuy hiếm gặp nhưng trong dân gian vẫn ghi nhận tình trạng này :
Bị ” vong theo “ : Dân gian tin rằng một số linh hồn lang thang có thể ” bám “ vào người yếu bóng vía.
Bị rối loạn tâm thần tạm thời do căng thẳng tột độ, hoảng loạn, khóc lóc vô cớ….
MỤC ĐÍCH CỦA TRỤC HÀN
Trục hàn để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể giúp cơ thể phòng và khỏe mạnh trở lại.

Khi bạn trục hàn ( bằng cách bước qua lửa, xông khói, tắm nước ấm thuốc,…), bạn giúp : Đẩy hàn khí ra ngoài từ đó sẽ kéo dương khí lên trở lại. Việc này sẽ giúp cân bằng khí huyết và tăng sức đề kháng, phòng bệnh sau đó.
Trục hàn không chỉ để tránh bệnh thể xác mà còn giữ tinh thần sáng suốt, cơ thể tràn đầy sức sống, tránh để âm khí làm suy kiệt cơ thể.
LÀM SAO ĐỂ HÓA GIẢI HÀN KHÍ ?
👳 Người xưa có câu ” Thập bệnh cửu hàn “ tức là cứ 10 bệnh thì có 9 bệnh do hàn – nhiễm lạnh mà ra. Điều này không chỉ đúng với người xưa mà ngày nay khi con người sống trong máy lạnh, ăn đồ ăn để tủ lạnh, đồ ăn công nghiệp, lười vận động… thì việc nhiễm hàn lại ngày càng gia tăng.
Gần như bất cứ ai cũng rất dễ nhiễm và tích tụ hàn khí bên trong cơ thể, dẫu cho biểu hiện không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đến lúc phát bệnh, biểu hiện rõ nhất là tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau nhức xương khớp, chân tay tê bì, ăn không ngon,… nặng thì tắc nghẽn mạch máu, u cục…

– Nếu nhiễm hàn bên ngoài ( cảm lạnh ) thì còn dễ xử lý, đơn giản là mặc ấm vào.
– Hàn khi đã ngấm sâu thì việc trục hàn không còn đơn giản. Cơ bản phải phân biệt ra như sau :
Từ ngoài vào từng phần trong cơ thể, khi hàn tà mới xâm nhập ở bên ngoài tức là ở phần Biểu. Còn hàn tà đã xâm nhập vào phần giữa tức là đã ở phần trung gian ( phần Bán biểu bán lý ). Một khi để hàn tà đi thẳng vào sâu trong cơ thể thì đã vào phần Lý.
– Nếu nhiễm hàn sâu ( nội hàn ở phần lý ) tức là xương khớp hoặc lục phủ ngũ tạng bị nhiễm hàn, cái này khó nhận biết. Càng tích tụ lâu ngày thì khiến thận suy, cơ thể khó tự sinh ra nhiệt cũng như tạo năng lượng được.
Theo Y Cốt Liên Khoa thì dựa theo lý luận ” hư tắc bổ chi – hàn tắc ôn chi “ ( hư thì bổ – hàn thì làm ấm ), chúng ta cần :
➕ Cứu ngải – Chườm ấm – Xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh
➕ Ăn uống ấm nóng : Tránh nước đá, rau sống, trái cây lạnh
➕ Giữ ấm vùng bụng, lưng, lòng bàn chân…
➕ Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách tập luyện dưỡng sinh, khí công, thái cực….
️🎯 Cơ thể bạn không đột nhiên yếu đi mà chỉ là hàn đã lặng lẽ xâm nhập từ ngày này qua tháng khác mà thôi. Chúng ta hãy làm tăng dương khí trừ hàn là vận động thể chất, đi dạo nơi nhiều cây xanh, tắm nắng, trải tóc khô, uống nước ấm…chứ đừng đợi đến khi ốm mới chữa. Hãy bắt đầu chăm sóc ” tạng phủ bên trong “, cũng như ý thức giữ ấm bên ngoài cho cơ thể.
>>> Học trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y – Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu tại Hà Nội

CÁCH TRỤC HÀN ĐỂ LẬP LẠI CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG CHO CƠ THỂ
❓ Vậy khi bị nhiễm hàn chúng ta phải làm thế nào ? nhất là với người thể trạng ốm yếu, phụ nữ và trẻ em, những người có đề kháng kém ? Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị nhiễm hàn ( giai đoạn đầu ) hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc. Y Cốt Liên Khoa xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo thêm. Mong rằng nhiều người sẽ được biết đến và sử dụng khi cần !!!
Xoa bóp bấm huyệt chữa hàn lạnh ( Phong hàn )
– Khi người bệnh có các triệu chứng phong hàn, cần đưa ngày vào nơi ấm áp, tránh gió. Để điều trị, có thể thực hiện xoa bóp và day các huyệt sau :
✋ DÙNG TAY PHẢI ẤN CÁC HUYỆT :
+ Huyệt Thái xung. Huyệt thuộc kinh Can, nằm ở giữa ngón chân cái và ngón chân chân trỏ đo lên 2 tấc về phía mu bàn chân.
+ Huyệt Nội quan, là huyệt thuộc kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở mặt trước của cẳng tay từ lằn chỉ cổ tay đo lên
2 tấc.
+ Huyệt Tam lý thuốc kinh Vị. Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè ba tấc và xương mào chày một tấc.
+ Huyệt Thận du thuộc kinh bàng quang. Huyệt nằm ở vùng thắt lưng từ mỏm gai ở đốt sống thắt lưng đo ra 1 tấc rưỡi.

✋ DÙNG TAY TRÁI ẤN CÁC HUYỆT
Huyệt : Lao cung và Lạc chẩm cùng một lúc.
+ Huyệt Lao cung ( thuộc kinh bào ) nằm ở kẽ giữa ngón giữa và ngón áp út.
+ Huyệt Lạc chẩm là huyệt nằm ở mu bàn tay cách khe liên khớp ngón giữa và ngón trỏ một tấc rưỡi về phía mu bàn tay.

Lưu ý : Khi bấm huyệt thời gian dao động từ 30 giây đến 1 phút với lực ấn vừa phải, sao cho người bệnh cảm thấy đau,tức nhẹ là được. Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh uống nước hâm nóng và bọc 5 lát gừng già rang gạo vào vải mỏng chườm lên rốn người bệnh.
Xông hơi trị hàn lạnh ( phong hàn )
Khi bị phong hàn, người bệnh có thể xông hơi để xua tàn hàn khí, giúp toát mồ hôi, giải cảm và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt hiệu quả.
Nồi nước xông hơi bao gồm : Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá tre, là sả, cúc tần mỗi loại một nắm tay. Các lá này mang đi rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Dùng nước này xông cả người cho toát mồ hôi sau đó lau sạch và thay quần áo ngay.
Hoặc xua tan cảm lạnh bằng nồi nước xông, gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu ( mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não…), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi.

Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Hơi dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, mình mẩy, giảm chóng mặt… Nhưng chỉ nên xông 1 – 2 lần, xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, không tốt cho sức khỏe.
Chú ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe. Khi xông cần phải chườm kín người, tránh nơi gió lùa. Khi xông xong nên tránh ra gió, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở rộng gió nhập vào, không tốt cho người bệnh. ( Không áp dụng biện pháp xông hơi điều trị phong hàn cho trẻ nhỏ )
Đánh gió với cám gạo rang nóng hoặc gừng tươi
Đánh gió là phương pháp điều trị phong hàn cổ truyền quen thuộc. Cần chuẩn bị một bát con cám gạo tẻ, mang đi sao vàng đến khi có mùi thơm. Sau đó đổ ra một chiếc khăn sạch, cho thêm vài lát gừng tươi, buộc chặt chà xát về cơ thể theo thứ tự : Trán, lưng, bàn chân, bàn tay. Cụ thể như sau :
+ Vùng trán : Chà sát vùng trán từ 2 thái dương xuống má khoảng 20 – 30 lần.
+ Vùng lưng : Chà dọc từ gáy đến hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và sống lưng từ 20 – 30 lần.
+ Vùng tay : Chà sát từ cánh tay đến mu bàn tay từ 20 – 30 lần.
+ Vùng chân : Chà sát từ đùi xuống cẳng chân, mu bàn chân từ 20 – 30 lần.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió ( xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân ) sẽ nhanh giải cảm.

Lưu ý : Sau khi đánh gió xong thì nằm nghỉ, đắp kín chăn để ra mồ hôi. Sau đó lau sạch mồ hôi và thay quần áo.
Ngoài ra, có thể thay cám gạo bằng rượu, tóc rối, gừng hoặc lá trầu không đều được.
Dùng các bài thuốc chữa hàn lạnh ( phong hàn )
Về thuốc phòng bấy lâu nay luôn được rất nhiều người chia sẻ, mỗi người mỗi kiểu nhưng ít nhiều vẫn có nhiều người còn chưa biết cách xử lý khi bị nhiễm hàn lạnh, âm khí…
Nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm hàn, để tăng thêm tính hiệu quả khi trục hàn, người bệnh có thể thực hiện thêm việc uống một số bài thuốc trục hàn hiệu quả sau :
Thật ra bài thuốc rất đơn giản và không hề phức tạp cũng không cần đến những vị thuốc quý hiếm và rất dễ tìm thấy ở ngoài chợ.
☯️ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA CẢM LẠNH GIÚP GIẢI HÀN
Trước và sau khi từ những chỗ nhiều âm khí nêu phía dưới đây 👇 , khi quay trở về nhà bạn hãy làm cách này nhé :
Khi dầm mưa, đi thăm người bệnh nặng, người chết ,hay đi ra nghĩa trang hay đến nơi u ám, hàn khí nhiều , lãnh lẽo …. nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững… có thể đun nước gừng tươi để uống. Công thức gồm : 1 củ gừng tươi 15 – 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng.

Có thể dùng bài thuốc điều trị phong hàn
– Bài thuốc chữa phong hàn số 1 :
Sử dụng lá Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Dây cam thảo, Hành hòa mỗi loại một nắm, hãm nước sôi cùng một lát Gừng. Dùng uống nóng trong ngày có tác dụng xua tàn hàn khí, cải thiện tình trạng phong hàn.
– Bài thuốc điều trị phong hàn số 2 :
Sử dụng Bạch chỉ 6 g, Tía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Trần bì (vỏ quýt) 15 g, Địa liền 6 g, Bạc hà 10 g, Gừng tươi 3 lát sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 3 ngày.
Lưu ý : Chỉ nên áp dụng 1 trong 2 bài thuốc, không nên áp dụng kết hợp cả hai bài thuốc. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà hiệu quả ở các đối tượng bệnh có thể không giống nhau.
– Bài thuốc đơn giản trừ hàn.
Mỗi ngày 30g lá ngải cứu, 5g gừng tươi đun nước uống
Tùy thực tế mà gia giảm như sau : Tỳ hàn thêm củ riềng – Thận hàn thêm lá hoặc hạt hẹ – Phế hàn thêm gừng tươi – Can hàn thêm vỏ quế – Vị hàn thêm hạt tiêu – Tâm hàn thêm tía tô – Đau nhức trong xương thêm lá lốt – Ít mồ hôi, bí tiểu thêm hành lá… điều chỉnh liều lượng và số lượng phù hợp với thực tế cơ thể.

Hoặc áp dụng: 3 tép tỏi đập dập + 1 thìa cà phê muối + 500ml nước ấm ngâm uống lai rai trong ngày. Hoặc luộc 6 – 7 củ hành tím với 1 lít nước và uống thêm chút muối cực kỳ ấm tử cung. Là phụ nữ cần trục hàn và bồi bổ khí huyết.
🆘 Nếu người bệnh nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp, vận động, mệt ngủ lịm… là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi nhịp thở, nếu bị ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay, rồi đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh ( bảo vệ người bệnh tránh gió, thay đồ khô… và đưa tới cơ sở y tế ngay ).
Bệnh hàn lạnh nên ăn gì ?
Hệ thống tiêu hóa của người bệnh phong hàn thường bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kém. Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn cho người phong hàn như :
+ Cháo giải cảm : Bao gồm tía tô, Hành hoa mỗi loại một nắm, gừng tươi ( một lát ) thái nhỏ cho vào một bát to. Nấu cháo gạo tẻ đang sôi đổ vào bát, thêm một ít tiêu và muối ăn ngay khi còn nóng. Sau khi ăn, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, sau đó lau mồ hôi và thay quần áo.
+ Canh trứng + hành điều trị phong hàn : Cần đánh đều một quả trứng gà ta, sau đó đổ vào một nồi nước đang sôi, thêm một lá hành hoa đã cắt nhỏ, một ít muối và tiêu. Dùng ngay khi còn nóng.
Cách tốt nhất để tăng dương khí trừ hàn là vận động thể chất, đi dạo nơi nhiều cây xanh, tắm nắng, trải tóc khô, uống nước ấm…

️🎯 Thông thường hàn lạnh không nguy hiểm nếu ở phần biểu và có thể tự cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng đã vào phần Lý ( đi sâu vào tạng phủ ) hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất !!!