Cụm từ ” Máu bẩn “ không phải là một thuật ngữ trong y học hiện đại chính thống, mà thường là cách nói dân gian để mô tả dễ hiểu về những rối loạn bất thường trong chất lượng máu liên quan đến sự tuần hoàn máu khi nhìn từ góc độ cơ thể học, sinh lý học và cả Đông y liên quan đến sức khỏe.

Tuy cách gọi chưa cụ thể hóa như trong y học hiện đại nhưng nếu hiểu theo dân gian thì ” máu bẩn “ là một cách nói hình tượng để mô tả máu trong cơ thể có chứa nhiều độc tố gây tuần hoàn kém tạo ra sự mất cân bằng trong cơ thể dẫn đến sản sinh ra các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, làn da xấu, khí huyết ứ trệ dễ bị bệnh,.. v.v.
🔍 Sau đây Y Cốt Liên Khoa sẽ phân tích khái niệm ” máu bẩn “ dưới 3 góc nhìn : Dân gian, Y học hiện đại và Đông y để mọi người có cái nhìn toàn diện nhé !!!
Nội dung chính
🩸 ” MÁU BẨN ” ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO ?

Theo dân gian
✅ Máu bẩn là : Máu không sạch, không tinh khiết, hoặc mất cân bằng thành phần, chứa nhiều độc tố lâu dần dẫn đến máu bị ứ đọng gây ra tắc nghẽn tuần hoàn hoặc lưu thông kém gây ra các biểu hiện như :
Nổi mụn, mề đay, dị ứng, da sạm màu, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau đầu, mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, tay chân tê lạnh tê bì, đau nhức cơ xương khớp, miệng hôi, hơi thở nóng và suy giảm chức năng giải độc của cơ thể.
➕ Máu nhiễm độc có thể do gan, thận không lọc tốt hoặc tiếp xúc với hóa chất, thuốc lá, rượu…
➕ Máu nhiều chất thải, độc tố xét theo quan niệm Đông y là do ăn uống không điều độ, ít vận động, khí huyết ứ trệ.
➕ Bệnh lý về máu như nhiễm trùng máu, mỡ máu cao, hoặc các bệnh về huyết học ( thiếu máu, tăng bạch cầu…).
🔈 Đây là những biểu hiện của sự tích tụ độc tố hoặc mất cân bằng thành phần dẫn đến khí huyết ứ trệ hoặc hệ đào thải ( gan, thận ) hoạt động kém.
>>> Xem thêm : Khóa học Dưỡng Sinh Đông Y – Khai Thông Kinh Lạc chuyên sâu

👉 Dân gian hay nói: ” Thải máu bẩn ra là khỏe “ , ý là cần phải giúp cơ thể đào thải độc tố, khí huyết được lưu thông tốt là sẽ cải thiện sức khỏe. Vậy ” máu bẩn “ ở đây có thể hiểu là máu chứa nhiều chất độc hại hoặc mất cân bằng thành phần, gây tắc nghẽn tuần hoàn máu.
Theo góc nhìn của Y Học Hiện Đại
Y học hiện đại không dùng khái niệm ” máu bẩn “, nhưng có những tình trạng tương đương, như:
✔️ Máu chứa độc tố hoặc chất dư thừa gây ra suy gan, suy thận dẫn đến chất độc không được lọc và sẽ tích tụ trong máu. VD: Ure, creatinine, bilirubin cao sẽ gây ngứa, mệt, phù.
✔️ Máu lưu thông kém hoặc thiếu máu : Chế độ dinh dưỡng kém, tim mạch yếu dẫn đến nuôi mô, tế bào kém làm cho da xấu, mệt mỏi, lạnh tay chân…
>>> Xem thêm : Dụng cụ hỗ trợ trị liệu Cơ Xương Khớp hiệu quả
✔️ Máu nhiễm mỡ ( rối loạn lipid máu ) : Máu có nhiều cholesterol xấu, triglyceride cao làm hình thành mảng xơ vữa gây nguy cơ tắc mạch máu não hoặc tim gây ra đột quỵ, tai biến. Dân gian thường nói người bị tai biến là do ” máu bẩn không lưu thông ”
✔️ Viêm nhiễm mạn tính / máu nhiễm trùng : Sốt kéo dài, suy giảm miễn dịch, cơ thể suy nhược.
🆘 Vậy “máu bẩn” ở đây có thể hiểu là máu chứa nhiều chất độc hại hoặc mất cân bằng thành phần, gây tắc nghẽn tuần hoàn máu.

Theo Đông Y
Huyết ứ ( 血瘀 ) : Máu ứ trệ, lưu thông kém hoặc không lưu thông gây ra đau nhức, sạm da, u cục.
Huyết nhiệt ( 血熱 ) : Máu bị ” nhiệt ” gây ra viêm, sưng đỏ ở khớp, phát ban, nổi mụn, lở loét, dị ứng, bốc hỏa, miệng hôi.
Huyết hư ( 血虛 ) : Máu yếu, thiếu máu không đủ để nuôi cơ thể, thiếu dưỡng chất làm xương khớp không được nuôi dưỡng tốt gây ra đau nhức, mỏi gối, tê bì, chóng mặt, hoa mắt, da xanh.
Đàm – thấp : độc tích tụ trong huyết, làm tắc kinh lạc, ứ trệ khí huyết gây ra mệt mỏi, da xấu, viêm nhiễm.
Xương khớp đau nhức : do phong – hàn – thấp xâm nhập cơ thể kèm theo huyết ứ.
👉 Đông y chữa ” máu bẩn ” bằng cách hành khí – hoạt huyết – thanh nhiệt – giải độc – bổ huyết.
📌 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CÓ THỂ ĐANG BỊ ” MÁU BẨN “
Biểu hiện
✔️ Mặt xám, sạm, xỉn màu, hay ngứa, dị ứng nổi gân máu, da nổi mụn nhọt.
✔️ Mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt hoặc khí hư nhiều, cơ thể dễ mệt, chóng mặt, da xanh.
✔️ Đau nhức khớp, đau tức ngực, tê nhức, lạnh chân tay…
✔️ Ăn uống kém, chậm tiêu, miệng đắng.
Cách phòng ngừa ” máu bẩn “
▶️ Bạn hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ ( đặc biệt là mỡ máu, huyết áp, đường huyết ).
▶️ Ăn uống lành mạnh, tránh dầu mỡ, rượu bia.
▶️ Tập thể dục đều đặn để thúc đẩy tuần hoàn.
▶️ Uống đủ nước và tránh stress kéo dài.
▶️ Giải độc gan – thận
▶️ Ăn uống sạch
▶️ Dùng thảo mộc hoặc thuốc hỗ trợ lưu thông huyết
MÁU BẨN CÓ TỪ ĐÂU ?
Máu là gì ?
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.
Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào ( cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý ) và các chất khác nhau ( các amino acid, lipid, hormone ) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

Các chức năng của máu :
+ Hô hấp : Huyết sắc tố lấy oxi từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài. Huyết sắc tố là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể.
+ Điều hòa hoạt động của cơ thể : Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.
+ Dinh dưỡng : Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: Axít amin, axit béo, glucose từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể.

+ Bài tiết : Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.
+ Điều hòa thân nhiệt : Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.
+ Bảo vệ cơ thể : Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Vận chuyển Oxy : Trong tuần hoàn hệ thống, các động mạch mang máu được Oxy hóa ( máu đỏ ) từ tim trái vào các tiểu động mạch rồi các mao mạch ở các cơ quan và tổ chức.
Tại đây, một phần Oxy được tiêu thụ và máu nhận thêm khí carbonic cũng như chất thải đi vào các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch, về tĩnh mạch rồi trở lại tim phải để sau đó được đưa lên phổi trao đổi Oxy.

+ Vận chuyển khí carbonic : Khi máu động mạch lưu thông qua các mao mạch, khí carbonic khuếch tán từ tổ chức vào máu. Một lượng khí carbonic sẽ được hòa tan trong máu.
Một phần khác kết hợp với Hb để tạo nên dạng carbamino hemoglobin. Phần carbonic còn lại được chuyển đổi thành bicarbonate và ion hydro. Phần lớn khí carbonic được vận chuyển trong máu dưới dạng ion bicarbonate.
+ Vận chuyển ion hydro : Một lượng oxyhaemoglobin mất ôxy trở thành Hb khử ôxy. Dạng Hb khử Oxy này có ái tính với ion hydro cao hơn so với oxyhaemoglobin.
Lượng Hb khử này tăng cao sau khi máu đã trao đổi khí ở tổ chức, đồng thời lúc này ion hydro cũng gia tăng. Nhờ đó phần lớn H+ được Hb khử vận chuyển.
Quá trình hình thành máu bẩn
Các chức năng của máu cho thấy máu đóng đồng thời hai vai trò: vai trò của người cấp dưỡng và vai trò của công nhân vệ sinh. Với vai trò của người cấp dưỡng, máu đến nhận oxi từ phổi và các chất dinh dưỡng từ mao ruột non ( đầu vào ) đi nuôi cơ thể.
Với vai trò của công nhân vệ sinh, máu mang khí CO2 và các chất cặn bã từ các bộ phận cơ thể trong quá trình chuyển hóa ( đầu ra ) đến các cơ quan bài tiết.
>>> Xem thêm : Tác dụng thần kỳ của dầu thông nhanh kinh lạc
Nếu không khí hít vào bị ô nhiễm, phổi lọc không tốt, ngoài oxi, máu sẽ phải nhận thêm nhiều tạp chất trong không khí. Nếu đồ ăn thức uống nhiều hóa chất độc hại, bộ phận tiêu hóa lọc không tốt, ngoài chất dinh dưỡng, máu sẽ phải nhận thêm nhiều tạp chất trong thức ăn.

Như vậy, ngoài chất dinh dưỡng và Oxi, đầu vào của máu đã chứa thêm nhiều tạp chất. Với vai trò của người cấp dưỡng, máu đưa tất cả các chất này đến các bộ phận trong cơ thể. Các bộ phận này sẽ tiếp nhận Oxi và dinh dưỡng, đồng thời tiếp nhận thêm một lượng tạp chất.
Việc tiếp nhận thêm tạp chất trong thời gian dài sẽ làm cơ thể yếu đi và đó cũng là một trong những nguyên nhân của các căn bệnh khác.
Thực hiện vai trò công nhân vệ sinh, ngoài lượng tạp chất có từ đầu vào, máu sẽ nhận thêm khí CO2 và các chất cặn bã từ các bộ phận của cơ thể trong quá trình chuyển hóa.

Lúc này, đầu ra rất nhiều tạp chất và cặn bã. Máu không thể vận chuyển hết được các chất cặn bã này đến bộ phận bài tiết, hơn nữa, bộ phận bài tiết cũng không thể thải hết được cặn bã do máu mang đến. Lâu dần, các chất cặn bã này sẽ tích lũy lại trong máu tạo thành khối, làm tắc và gây đau.
Không mang dinh dưỡng và Oxy đến được một số bộ phận của cơ thể do tắc nghẽn, máu sẽ không thực hiện được đầy đủ chức năng điều hòa hoạt động và thân nhiệt của cơ thể. Lúc này, cơ thể mất cân bằng và phát bệnh.
Môi trường, điều kiện sống và làm việc, cơ địa của mỗi người là nguyên nhân sâu xa tạo nên máu bẩn.
– Môi trường : Căn bệnh này thường xảy ra đối với những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hoặc những vùng có thời tiết khắc nghiệt, môi trường không khí bẩn. Môi trường tác động đến các chức năng của máu, nhất là các chức năng: Hô hấp, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển oxy, vận chuyển khí carbonic, vận chuyển ion hydro.

– Điều kiện sống và làm việc : Đồ ăn, thức uống có nhiều hóa chất độc hại, công việc phải đi lại ngoài trời nhiều, tiếp xúc với thời tiết không tốt ( nắng mưa thất thường ) sẽ tác động đến các chức năng của máu, nhất là các chức năng: Dinh dưỡng, bài tiết, điều hòa hoạt động của cơ thể.
– Cơ địa của mỗi người : thể trạng khỏe hay yếu cũng là nguyên nhân tạo nên máu bẩn. Cơ địa có liên quan đến tất cả các chức năng của của máu.
Khi cơ địa, môi trường, điều kiện sống và làm việc không tốt, các chức năng của máu sẽ phải làm việc cường độ cao, liên tục để giúp cơ thể cân bằng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến mệt mỏi và suy giảm chức năng.
Khi các chức năng của máu bị suy giảm nhất là các chức năng bài tiết, các cặn bẩn tồn đọng lại trong máu tạo thành các chất lắng, tích lũy dần sẽ làm tắc nghẽn, cản trở lưu thông gây nên thiếu máu cục bộ.
>>> Xem thêm : Đả Thông Kinh Lạc – Dưỡng Sinh Đông Y là gì ?
Nếu xảy ra trong thời gian ngắn sẽ gây nên nhồi máu, thiểu năng tuần hoàn, đau, mỏi, tê bì, huyết áp cao. Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra teo, liệt hoặc vỡ mạch ( tai biến ).
Như vậy, cứ loại bỏ được máu bẩn sẽ giúp cơ thể mình sạch hơn, khỏe hơn, phòng tránh được nhiều loại bệnh.
SUY LUẬN CÁ NHÂN VỀ MÁU BẨN
Các hiện tượng trên thường xảy ra với những người được kết luận là thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp cao…
Tuy nhiên, theo kiến thức truyền lại từ thế hệ trước, nguyên nhân gây ra các hiện tượng đau cổ, vai, gáy, lưng, chân, tay là do các cặn bẩn được tạo ra và tích lũy trong máu làm nghẽn mạch, ngăn không cho máu sạch đi nuôi cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, mỏi, tê bì, mất cảm giác ở những bộ phận máu sạch không tới được.

Giải thích về mổ thoát vị đĩa đệm
+ Tại sao có người mổ thời gian khỏi dài ? : Do máu bẩn gây đau có ở vị trí mổ. Trong quá trình mổ, máu bẩn đã ra khỏi cơ thể một cách ngẫu nhiên, bệnh nhân hết đau. Môi trường, điều kiện sống và cơ địa của bệnh nhân tốt, cộng với lượng máu bẩn trong cơ thể không còn nhiều, thời gian khỏi này kéo dài, có thể là khỏi đến cuối đời.
+ Tại sao có người mổ thời gian khỏi ngắn ? : Do máu bẩn gây đau có ở vị trí mổ. Trong quá trình mổ, máu bẩn đã ra khỏi cơ thể một cách ngẫu nhiên, bệnh nhân hết đau.
Một hoặc nhiều nhân tố bao gồm môi trường, điều kiện sống và cơ địa của bệnh nhân chưa được tốt, lượng máu bẩn lại được tạo ra, tích lũy dần, cộng với lượng máu bẩn trong cơ thể còn lại, nằm rải rác, thời gian khỏi này ngắn.

+ Tại sao có người mổ chỉ đỡ đau ? : Do máu bẩn gây đau có ở vị trí mổ và một số chỗ khác. Trong quá trình mổ, máu bẩn gây đau có ở vị trí mổ đã ra khỏi cơ thể một cách ngẫu nhiên, còn lại một số máu bẩn gây đau nằm ở một số vị trí khác chưa ra khỏi, bệnh nhân chỉ cảm thấy đỡ đau.
+ Tại sao có người mổ không hết đau ? : Do máu bẩn gây đau không có ở vị trí mổ mà nằm ở chỗ khác. Trong quá trình mổ, máu bẩn không ra khỏi cơ thể, bệnh nhân vẫn bị đau sau mổ.
Giải thích về hiện tượng đau đầu, cổ, vai, gáy, tay, chân, lưng, chóng mặt & tai biến

– Đối với hiện tượng tai biến, máu bẩn di chuyển lên não, gây tắc mạch máu não, trong khi tim không ngừng thực hiện chức năng bơm máu lên não, đến lúc quá căng tức, thành mạch máu không chịu được sẽ bị vỡ ra, làm máu chảy trong não, nếu mạch nhỏ, kịp thời cứu chữa, bệnh nhân có thể sống sót nhưng hay để lại di chứng. Nếu mạch to bị vỡ, rất khó chữa, dễ dẫn đến tử vong, hoặc có cứu được thì thường chỉ sống thực vật.
– Đối với thiểu năng tuần hoàn não, máu cặn gây tắc, ngăn không cho máu lên não, làm đau đầu, chóng mặt, hay còn gọi là trúng gió. Điều này giải thích cho hiện tượng vẫn bị trúng gió khi đang nằm trong chăn ấm.
Căn bệnh này trong dân gian gọi là bệnh phong
Bệnh phong phổ biến đối với những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hoặc những vùng có thời tiết khắc nghiệt, điều kiện sống và làm việc không tốt hoặc cơ địa ốm yếu.
Người mắc bệnh phong thường cảm thấy chóng mặt, đau, mỏi, căng tức hoặc tê bì khi vận động ít, bị nhiễm lạnh hoặc lúc thời tiết thay đổi.
Bệnh phong để nặng, tức là lượng máu bẩn tích lũy trong cơ thể quá nhiều, có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt, tai biến gây tàn tật cho người bị mắc bệnh.
Khi bệnh phát, nếu áp dụng các biện pháp như bấm huyệt, châm cứu, tác động cột sống, tập thể dục, uống rượu thuốc …. người bệnh thường thấy đỡ nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ( bệnh dễ bị quay lại sớm ).
Thực chất, các biện pháp trên đã tác động đến các chỗ bị tắc, làm máu lưu thông tạm thời, sau đó các cặn bẩn nhanh chóng tụ lại và tiếp tục gây đau cho người bệnh. Các biện pháp này không có tác dụng đối với người bệnh có lượng máu bẩn gây đau quá nhiều.
Điều cần lưu ý đối với người bị bệnh phong
– Thường xuyên giữ ấm cơ thể.
– Không nên ăn : Các con vật đã bị chết mới làm thịt, các con vật sống dưới bùn, cát như trai, hến, ngao, sò, ốc, lươn…
– Hạn chế tối đa : Ra ngoài trời khi mưa, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hoặc lại gần người chết, nằm ngủ dưới đất.
– Những người không nên áp dụng phương pháp này ( Phương pháp chích lể nặn máu độc, xấu, bẩn ) : Người bị tiểu đường, người máu loãng ( khó cầm máu ).
