Biển Thước là một thầy thuốc lừng danh thời Xuân Thu Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử đất nướcTrung Quốc. Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, về sau Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng là Tứ đại danh y của Trung Quốc cổ đại.

ĐIỂN TÍCH VỀ THẦN Y BIỂN THƯỚC
Biển Thước ( Bian Qiao hay Bian Que hay còn được biết với tên Qin Yue-ren ) sinh khoảng năm 401 TCN, mất năm 301 TCN. Ông là người Mạc Châu, huyện Bột, Hải, nước Tề, vào đầu thời chiến Quốc ( nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ).
Tên thật của ông là Tần Việt Nhân hay có thuyết ghi lại là Tần Hoãn, nhà họ Tần ( Qin ), hiệu là Lư Y là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử Trung Quốc.

Lúc thiếu thời, từng làm Xá trưởng ( quản lý khách sạn ), ông là người nhiệt tình, siêng năng hiếu học. Lúc đó danh y Trương Tang Quân thường đến ở trọ, được Biển Thước phục vụ chu đáo. Biển Thước có lòng bái sư cầu học. Trương Tang Quân chịu khó truyền dạy nhiều kỹ thuật trị bệnh, đặc biệt là phép xem mạch. Biển thuở dần dần học được y thuật cao siêu.
Biển Thước chu du các nước trị bệnh cho dân chúng. Ông kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân với kinh nghiệm của người xưa hình thành trọn phương pháp chẩn đoán : vọng, văn, vấn, thiết ( xem, nghe, hỏi, bắt mạch ). Đến ngày nay phương pháp này vẫn còn được dùng.

Theo truyền thuyết, Biển Thước trị bệnh cho người ta, hễ uống thuốc vào thì bệnh khỏi, vang danh khắp các nước. Người nước Triệu bèn lấy tên danh y thời Hoàng Đế xưa là Biển Thước để đặt danh hiệu cho ông.
Một lần, Biển Thước đến nước Tề, thấy Tề Hoàn hầu, biết được Tề Hoàn hầu mắc bệnh, ông khuyên nên điều trị sớm và nói : ” Bây giờ bệnh Ngài không nặng chỉ ở ngoài da trị mau khỏi lắm “. Nhưng Tề hầu không tin.
Vài ngày sau Biển Thước thấy bệnh của hầu phát triển nhanh bèn báo động và nói : Bệnh lý của Ngài đã vào huyết mạch nếu không trị e sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tề hầu khinh thường vẫn không chịu điều trị.
Sau đó vài ngày Biển Thước vẫn dùng phép vọng chẩn ( xem sắc mặt ), lại nói : ” Bệnh của ngài đã xâm nhập vào bộ tiêu hóa, nếu không uống thuốc, sẽ tiếp tục nặng thêm lên “. Tề hầu không tin lời khuyến cáo của Biển Thước nhất định không để cho Biển Thước trị bệnh.

Sau hơn mười ngày, Biển Thước lại nhìn Tề hầu, nhưng lần này không nói lời nào mà bỏ chạy. Tề hầu lấy làm lại sai người đuổi theo hạch hỏi. Biển Thước nói: ” Bệnh của Tề hầu nay đã nặng đến độ không còn dùng thuốc được nữa, cho nên tôi không khuyến cáo hầu nữa “.
Quả nhiên sau đó không lâu, Tề hầu phát bệnh, sai người mời Biển Thước thì Biển Thước đã rời nước Tề rồi. Lần khác, Biển Thước đến nước Quắc hành nghề, đúng lúc gặp dân đang lo tang sự cho thái tử. Sau khi hỏi thăm rành rẽ, Biển Thước biết rằng thái tử chết vì bạo bệnh mới nửa ngày, còn chưa liệm.
Biển Thực căn cứ bệnh trạng suy đoán rằng thải tử có thể mắc chứng Thi Nghịch, không phải chết thật, liền châm một kim vào huyệt Bách hội trên đỉnh đầu. Một chốc sau, thái tử dần dần tỉnh lại. Biển Thước tiếp tục kê đơn cho thái tử uống thuốc để mau bình phục. Mọi người đều cho Biển Thước là thần y.
Tương truyền, Biển Thước chính là người đã khai sinh ra phương pháp bắt mạch, đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Về phương pháp bắt mạch của Biển Thước, dân gian lưu truyền một giai thoại.
Những thành tựu to lớn và nổi tiếng của ông phải kể đến phương pháp mạch chẩn, kĩ thuật châm cứu và sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh. Bằng những kinh nghiệm của mình, ông đã đúc kết sau 6 yếu tố khiến cho bệnh tật trở nên không thể chữa :

1️⃣ Người bệnh kiêu ngạo, hoàn toàn không muốn tranh luận về bệnh với mình
2️⃣ Không coi trọng thân xác, sức khỏe chỉ chú tâm vào tiền tài
3️⃣ Lựa chọn quần áo và thức ăn không phù hợp
4️⃣ Khí của tạng, mạch âm dương không hòa hợp
5️⃣ Thể chất ốm yếu, không thể uống thuốc
6️⃣ Không tin vào thầy thuốc

Biển Thước để lại cho người đời nhiều bí kíp, tác phẩm y học đồ sộ như ” Nạn Kinh “, ” Biển Thước ngoại kinh “. Về sau, Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y.
Về già, Biển Thước đến nước Tần hành nghề. Danh tiếng Biển Thước ngày càng lớn và được được nhân dân yêu mến, vì vậy ông bị bọn lang băm và quan y ganh ghét, trong đó có một viên quan Thái y nước Tần tên Lý Ê. Hắn vốn là kẻ bất tài, thấy y thuật Biển Thước hơn người, sợ một ngày nào đó có thể thay vị trí của hắn nên đang tâm âm mưu giết Biển Thước.

Sau một lần chẩn bệnh cho Tần Vũ vương nhưng không thành ( do nhà vua bị quan viên xúi giục không tin vào y thuật của Biển Thước ), ông đã bị Lý Ê mai phục và giết chết. Tương truyền khi ấy ông đã khoảng 90 tuổi. Nhân dân ở nhiều địa phương rất thương tiếc, đã cho dựng mộ, bia và thờ Biển Thước ở Thiểm Tây, Hà Bắc, Sơn Đông,…..
TÓM TẮT CUỘC ĐỜI THẦN Y BIỂN THƯỚC
Biển Thước có thể được coi như một trong những vị danh y nổi tiếng nhất của nền y học Trung Hoa cổ đại. Những khám phá và đóng góp của ông có ý nghĩa sâu sắc, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của y học cổ truyền xưa và nay.
Những thành tựu nổi bật nhất của bt bao gồm phương pháp chẩn đoán bệnh qua bắt mạch ( mạch chẩn ), điều trị bệnh bằng châm cứu, hiểu biết nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và các loại thảo dược. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận toàn diện và cá nhân hóa đối với việc chăm sóc sức khỏe hay đặt cao vai trò của việc phòng ngừa bệnh thay vì chỉ tập trung vào chữa bệnh.

Bằng cách xem xét tổng thể từng cá nhân và điều chỉnh các phương pháp điều trị phù hợp cho họ, Biển Thước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật thay vì chỉ làm giảm bớt các triệu chứng. Di sản của thần y Biển Thước vẫn còn lưu truyền và tồn tại cho đến ngày nay, với những lời dạy và đóng góp của ông tiếp tục định hình việc thực hành y học Trung Quốc cũng như y học cổ truyền trên toàn thế giới.
DI SẢN ĐỂ LẠI
Theo sách sử ghi chép, Biển Thước khi còn sống đã có sách Biển Thước nội kinh ( 扁䳍内经 ), Biển Thước ngoại kinh ( 扁䳍外经 ), đáng tiếc đều đã mất. Hiện còn quyển Nạn kinh ( 難經 ), có giá trị tham khảo khá cao về kinh mạch, tuy có người cho rằng sách này do người đời sau làm, lấy tên Biển Thước.
Sử gia Tư Mã Thiên đánh giá Biển Thước rất cao : ” Biển Thước hành nghề y làm kẻ đứng đắn tôn trọng, giữ mực thước tinh tế trong sáng, đời sau học theo không phải dễ “. Thiết tưởng sự đánh giá của Tư Mã Thiên về thần y Biển Thước như trên không có gì là quá đáng.