Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh trong đó vừa chẩn bệnh, vừa chữa bệnh, vừa tiên lượng bệnh cùng một lúc. Đó là là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột sống một lực thích hợp theo hướng trục để giải tỏa ổ rối loạn gây bệnh lý giúp cột sống sẽ trở lại trạng thái cân bằng theo sinh lý bình thường, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.
Nội dung chính
- 1
- 2 PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG LÀ GÌ ?
- 3 TIỂU SỬ CỐ LƯƠNG Y NGUYỄN THAM TÁN & NGUỒN GỐC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 4 CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 5 TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CÓ PHẢI LÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT KHÔNG ?
- 6 SỰ KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC KHÁC
- 7 NGUYÊN LÝ CHỮA BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 8 PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CHỮA ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ ?
- 9 HẠN CHẾ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 10 ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 11 PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ
- 12 CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH
- 13 CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 14 CÁC BƯỚC TRỊ BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
- 15 BÀI CA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG LÀ GÌ ?
Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động cơ học lên hệ cột sống với những nguyên tắc, phương thức và thủ thuật thích hợp và sử dụng một lực hợp lý theo hướng trục ( dọc theo trục tủy ) và hướng tâm cột sống ( hướng vào trục tủy ) tại Trọng điểm ( hay ổ rối loạn ).
Tác động lực này nhằm mục đích giải tỏa ổ rối loạn tại nơi đốt sống biến đổi, giúp cột sống, cơ thể tự điều chỉnh lập lại sự cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý bình thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần rồi khỏi.
Khi cơ thể bị bệnh thì bao giờ trên hệ cột sống cũng xuất hiện những điểm biến đổi tương ứng về đốt sống, lớp cơ, nhiệt độ và cảm giác gọi là Trọng điểm hay ổ rối loạn. Nếu giải tỏa được ổ rối loạn, cột sống sẽ trở lại cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý, bệnh sẽ nhẹ dần và tiến tới khỏi.
Phương pháp này không dùng đến thuốc để chữa mà ở một số trường hợp có thể dùng thêm cao dán ngoài để tăng hiệu quả điều trị.
TIỂU SỬ CỐ LƯƠNG Y NGUYỄN THAM TÁN & NGUỒN GỐC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh do cố lương y Nguyễn Tham Tán nghiên cứu sáng lập và phát triển. Cụ lang Tán, hay Thầy Tán sinh ngày 28 tháng 2 tức ngày 15 tháng 01 năm 1915 âm lịch ( xuân Ất Mão ) tại xóm nhỏ Trại Sơn, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, mất ngày ngày 26 tháng 4 năm 2000 tức ngày 22 tháng 03 năm 2000 âm lịch ( xuân Canh Thìn ).

Theo một số tài liệu ghi chép trước đây thì thầy Tán sinh ra và lớn lên trong một ” gia đình có truyền thống làm nghề chữa bệnh bằng thuốc nam gia truyền ” nhưng nay đã có người gặp trực tiếp cháu gái thầy Tán là chị Nguyễn Thị Tuyến số điện thoại 0357658188, 69 tuổi, quê tại Trại Sơn, Hoàng Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ vào ngày 04 tháng giêng năm Giáp Thìn cho biết cha mẹ cụ Tán quê gốc tại làng Thạch Bích, tổng Thanh Oai, Hà Đông nay là Hà Nội ( gia đình cụ theo đạo Thiên Chúa Giáo ). Gia đình cụ thuần nông, không có ai làm thầy thuốc.
Xuất thân trong gia đình nông dân, với bản tính nhanh nhẹn tháo vát và khéo léo, thầy Tán có rất nhiều tài năng và sáng kiến trong lao động, sản xuất nhưng lại có niềm đam mê chữa bệnh từ nhỏ nên thầy Tán rất say mê tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm trong dân gian để tìm ra những bài thuốc hay, những phương thức chữa bệnh có hiệu quả ít tốn kém với mục đích giúp đỡ cho bà con mỗi khi đau ốm bệnh tật. Đó là niềm mơ ước của Cụ lúc sinh thời.
Năm thầy Tán 20 tuổi, mẹ của Thầy ốm nặng sau khi sinh người em thứ chín và bà đã qua đời vì bị chứng ” hậu sản “. Sau khi mẹ mất, ông quyết tâm xin học nghề thuốc từ một bà lang ở Ba Vì.

Vào thời bấy giờ ở những vùng quê, theo kinh nghiệm của ông cha ta để lại thì mỗi khi đau ốm, cảm cúm người ta đôi khi còn bôi vôi tôi vào lưng hoặc lấy lá cây trà xát lên cột sống người bệnh cũng đỡ bệnh và khỏi. Ngoài ra còn dùng đồng bạc đánh gió dọc theo hai bên cột sống để chữa một số bệnh như : trúng gió, cảm mạo, đau lưng, đau đầu.v.v.
Bằng sự quan sát bằng mắt thường, ông nhìn thấy trên những vùng vừa mới đánh gió xuất hiện những thay đổi tại chỗ như những nốt đỏ, thâm xám đỏ. Cơ lưng co cứng lên thì các cụ dùng bột cua đồng hoặc lá thuốc giã ra đắp vào những vết đỏ, có khi đun sôi thuốc lá để xông cho người bệnh.

Lương y Nguyễn Chính bao sái bàn thờ thầy Nguyễn Tham Tán
Hoặc khi cột sống có những vết đỏ, cơ co cứng cộm lên thì dùng đầu ngón tay day bấm vào những điểm ấy thì người bệnh cảm thấy dễ chịu và một số bệnh nhân thuyên giảm hẳn vài ngày sau đó.
Từ đầu năm 1947 đến 1966 vừa bốc thuốc bắt mạch kê đơn thầy bắt đầu nghiên cứu mối liên quan giữa hệ cột sống với sức khỏe, bệnh tật của động vật và con người. Khi bệnh nhân đến, ngoài việc bốc thuốc thầy còn luôn chú ý đến sự biến đổi rõ nét trên hệ cột sống với các loại bệnh tật khác nhau.

Dòng dã 20 năm đầu nghiên cứu và thực nghiệm miệt mài, chăm chỉ không ngừng nghỉ trên một số loại động vật và bệnh nhân, ông đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và phát hiện việc tác động nhẹ lên cột sống có thể giúp cải thiện nhiều bệnh lý. Từ đó đưa ra kết luận rằng : cột sống có liên quan nhiều đến sức khỏe và bệnh tật của động vật. Đó là sự biến đổi đồng bộ giữa sức khỏe, bệnh tật với cột sống. Cụ thể là :
Khi cơ thể có bệnh, thông qua sự dẫn truyền và điều khiển của hệ thần kinh sẽ làm cho lớp cơ và hệ cột sống biến đổi. Một đốt sống nơi có dây thần kinh đi ra từ lỗ liên hợp có thể liên hệ quan đến một hay nhiều loại bệnh thuộc các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết và hệ cơ xương khớp, ngược lại một bệnh cũng có thể liên quan đến một hay nhiều đốt sống.

Những sự biến đổi bệnh lý của hệ cột sống ( trên đầu gai sau ) của mỗi đốt sống luôn có sự liên quan mật thiết đến sự biến đổi với bốn đặc trưng gồm : ” Cột sống, hệ cơ, nhiệt độ và cảm giác “.
Nhưng vào thời ấy, tuy phương pháp đã bộc lộ tính hiệu quả nhưng khó nhất là không có nền tảng khoa học, chưa có nước nào nghiên cứu bộ môn này, ngay cả cái tên của phương pháp cũng chẳng biết gọi nó là cái gì? dòng dã hơn 50 năm cần mẫn nghiên cứu trong sự rèm pha, chê bai, ngăn cản của mọi người, nhưng thầy vẫn quyết tâm không từ bỏ.

Cháu đích tôn thầy Tán kể về cuộc đời và sự nghiệp của cố lương y Nguyễn Tham Tán
Tiếp theo, thầy bắt đầu nghiên cứu và áp dụng chẩn trị bệnh thử nghiệm trên người. Đầu tiên, thầy lấy người nhà, anh em, họ hàng bạn bè thân thuộc làm thí nghiệm để trị bệnh, thấy an toàn mới áp dụng đến mọi người dân.
Sau hơn 2 năm thử nghiệm chữa bệnh trên người, kết quả tốt dần và khả quan , đến năm 1968 thầy bắt đầu chữa đại trà, bệnh nhân đã có niềm tin với cách chữa của Thầy. Một trong số nhiều bệnh nhân có hỏi thầy : ” đây là phương pháp gì hả cụ? “ còn một số người lại hiểu đây là phương pháp xoa xoa, bóp bóp.

Đến lúc đó cụ mới giật mình ! Ờ nhỉ, chính tôi cũng chẳng biết đây là phương pháp gì. Một người bệnh nhân mau miệng, thế này cụ ạ, đây cứ gọi là “ TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG “. Cụ vỗ đùi, hay ! đúng rồi ! Tác động cột sống của Việt Nam, do người Việt sáng tạo ra, cụ vui mừng khôn siết reo lên… Vì thế sau này cách chữa của thầy Tán đã có tên gọi là : phương pháp Tác Động Cột Sống và phương pháp này đã ra đời từ đó.
Đó là cơ sở khoa học, y học thực nghiệm chính xác trong việc chuẩn trị bệnh. Vì Tác Động Cột Sống luôn căn cứ trực tiếp vào sự biến đổi hệ cột sống của con người để gợi ý tìm ra bệnh lý.

Tác Động Cột Sống là một công trình đồ sộ và độc đáo khác hẳn với các trường phái chữa bệnh khác. Có thể vừa chẩn đoán chính xác lại vừa chữa bệnh hiệu quả, tác dụng tốt khi chẩn trị gần 500 loại bệnh khác nhau và liên quan đến tất cả các cơ quan chức năng của cơ thể.
Nội dung của phương pháp Tác động cột sống thật là phong phú gồm có : Các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức, các tư thế chẩn và trị bệnh hoàn hảo.
Sau này Thầy đã chữa trị cho hàng ngàn người khỏi bệnh một cách an toàn, hiệu quả, trong đó có rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao và người thân của họ.

Những năm cuối thế kỷ 20 rất ít công trình nghiên cứu nào có nhiều đồng nghiệp cùng đồng lòng chung sức để nghiên cứu như phương pháp Tác Động Cột Sống độc đáo này. Trong đó có 22 con người là các nhà khoa học gồm : 8 y, bác sĩ, 2 lương y, 12 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư, đặc biệt có giáo sư Vũ Tuyên Hoàng cùng 3 nhà khoa học y học đầu ngành làm cố vấn.
Thầy đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài như : ” Viêm cột sống dính khớp ” do giáo sư Đặng Văn Trung, chủ nhiệm khoa nội bệnh viện Bạch Mai chủ trì. Hay đề tài ” Viêm dây thần kinh tọa “. Đề tài ” Rối loạn thần kinh thực vật “,” Phục hồi nguồn sữa mẹ “… Tất cả các kết quả đều đạt tỉ lệ thành công rất khả quan và tích cực.
Sau đó Bộ y tế quyết định thành lập Trung tâm Tác Động Cột Sống do thầy Nguyễn Tham Tán làm giám đốc và đưa bộ môn này giảng dạy tại trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội và thầy Nguyễn Tham Tán làm trưởng khoa. Cho đến nay bộ môn Tác Động Cột Sống vẫn đang được giảng dạy ở nhiều trường, học viện và trung tâm trên toàn quốc.

Từ thực tiễn qua hơn 50 năm nghiên cứu và đã chữa trị cho hàng ngàn người bệnh bằng cách trên cùng với sự tham khảo tài liệu của Y học hiện đại về giải phẫu sinh lý con người và nghiên cứu về học thuyết Âm dương ngũ hành của Y học cổ truyền, ông đã đúc kết và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu và để lại phương pháp đặc biệt hiệu quả cho thế hệ sau này. Giờ đây chúng ta đã được thừa kế, thừa hưởng một phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh có cả chẩn và trị bệnh, đó là phương pháp Tác động cột sống của Việt Nam.
Chúng ta hãy kính trọng và biết ơn thầy về những công lao và thành quả giá trị mà thầy Tán đã tâm huyết dành cả cuộc đời nghiên cứu rồi để lại cho thế hệ sau này được thừa hưởng mãi mãi. Biết ơn người thầy đáng kính Giu se Nguyễn Tham Tán. Thầy tổ của phương pháp Tác Động Cột Sống Việt Nam..
>>> Tìm hiểu thêm về phương pháp trị liệu hiệu quả ” Y Cốt Liên Khoa “
CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Phương pháp tác động cột sống Việt nam là một phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh trong đó vừa chẩn bệnh, vừa chữa bệnh, vừa tiên lượng bệnh cùng một lúc.
Phương pháp không công thức hóa bệnh học. Bởi vì mỗi trường hợp bệnh lý cụ thể, người bệnh cụ thể đều sẽ có biểu hiện rối loạn tương ứng trên hệ cột sống mà người thầy thuốc phải vận dụng các nguyên tắc, phương thức và thủ thuật để chẩn và trị bệnh.
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CÓ PHẢI LÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT KHÔNG ?
Chắc chắn là Không rồi ! Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh hoàn toàn mới đã được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam xác nhận.

Tuy nhiên có sự hiểu lầm trên là do dọc theo hai bên rãnh cũng như trên đầu gai đốt sống, phương pháp Tác Động Cột Sống đều có những trọng điểm liên quan đến bệnh tật mà khi chữa người thầy của phương pháp cần phải tác động vào để đưa cột sống trở về trạng thái sinh lý ban đầu.
Đây cũng là một sự trùng lặp ngẫu nhiên vì dọc hai bên cột sống cách đường gai sống ra mỗi bên 1,5 thốn có các huyệt của kinh túc thái dương bàng quang. Vì thế khi chữa có một số điểm trùng với huyệt của đường kinh này. Nhưng Tác Động Cột Sống tuân theo những nguyên tắc, phương thức, thủ thuật riêng của mình khác hoàn toàn với bấm huyệt để thăm khám và điều trị. Vì vậy, Tác Động Cột Sống không phải là bấm huyệt.
SỰ KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC KHÁC
Sự khác biệt này là sự tối ưu và đặc biệt bởi phương pháp tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh trong đó vừa chẩn bệnh, vừa chữa bệnh, vừa tiên lượng bệnh cùng một lúc.
Phương pháp Tác Động Cột Sống chẩn và trị bệnh không chỉ quan sát hình thái của cột sống mà còn tìm hiểu kỹ từng đốt sống nhìn nghiêng và nhìn thẳng. Về hình thái, phương pháp phân biệt đốt sống lồi, lõm khi nhìn nghiêng và đốt sống lệch, lõm lệch, lồi lệch khi nhìn thẳng.
Đi cùng với hình thái cột sống là những phản ứng, phản xạ cụ thể về nhiệt độ da tại khu vực, về hiện tượng co cơ, cơ xơ sợi…và cảm giác chủ quan của người bệnh phối kết hợp thành những cơ sở để người thầy thuốc đoán định các khu vực bệnh lý cần điều trị. Do đó, việc quan sát những biển đổi về cấu trúc cột sống là một khâu quan trọng trong quá trình chẩn và trị bệnh.

NGUYÊN LÝ CHỮA BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Phương pháp Tác Động Cột Sống chữa bệnh dựa vào việc giải toả trọng điểm gây chèn ép rễ thần kinh. Con người là một cấu trúc hoàn hảo và mọi hoạt động cũng như cảm giác nhận biết đều do thần kinh điều khiển. Ở người, ngoài hệ thần kinh TW còn có 31 đôi dây thần kinh xuất phát từ tuỷ sống thông qua lỗ tiếp hợp giữa các đốt để dẫn tới các cơ quan mà nó phụ trách trong cơ thể.
>>> Xem thêm : Một số dụng cụ trị liệu hỗ trợ đau lưng – cột sống
Ví dụ như các rễ xuất phát từ các đốt sống thắt lưng sẽ chạy xuống chân, các rễ thần kinh xuất phát từ các đốt sống cổ sẽ chạy xuống tay..v.v..

Khi đốt sống biến đổi do thoái hoá xương khớp hay cơ co kéo, kích thước các lỗ tiếp hợp này sẽ bị ảnh hưởng và biến đổi gây chèn ép rễ thần kinh ngang mức và cơ quan do rễ thần kinh đó phụ trách dẫn đến hoạt động không bình thường rồi sinh ra bệnh.
Để chữa bệnh, phương pháp sẽ dùng thủ thuật tay tác động vào lớp cơ co tại đây ( trọng điểm ) giúp nó dần trở nên thư nhuận. Cột sống nhờ đó trở lại trạng thái cân bằng ban đầu và giải toả rễ thần kinh đang bị chèn ép làm cho bệnh nhẹ dần và khỏi.
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CHỮA ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ ?
Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu và vận dụng, cố lương y Nguyễn Tham Tán – ông tổ của phương pháp Tác Động Cột Sống Việt Nam đã chữa thành công cho rất nhiều người với các chứng bệnh khác nhau thuộc các hệ :
1. Bệnh về hệ thần kinh : suy nhược thần kinh, tâm thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau đầu, mất ngủ
2. Bệnh về hệ vận động ( cơ, xương, khớp ) : vôi, gai, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm cột sống, đau các khớp vai, gối, tay, chân
3. Bệnh về hệ tuần hoàn : huyết áp cao, huyết áp thấp, tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não.
4. Bệnh về hệ hô hấp : tức ngực, tim đạp nhanh, chậm, viêm họng, phế quản, ho, phổi
5. Bệnh về hệ tiêu hoá : đại tràng, dạ dày, ruột non
6. Bệnh về hệ bài tiết.
7. Bệnh về hệ nội tiết : các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp,tuyến thượng thận, tuyến sinh dục
8. Bệnh về hệ sinh dục.
9. Bệnh về một số triệu chứng khác chưa rõ nguyên nhân.

HẠN CHẾ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
🚫 Phương pháp chống chỉ định với các bệnh thuộc diện cấp cứu nội và ngoại khoa, bệnh do viêm nhiễm khuẩn cấp, bệnh nhiễm trùng, bệnh lây nhiễm do tiếp xúc, lây qua đường máu. Chấn thương, tai nạn gãy xương.
Các bệnh tổn thương thực thể phủ tạng ( suy thận, sỏi mật, viêm ruột thừa,…). Bệnh do dị tật bẩm sinh, di truyền cần phải có sự can thiệp của ngoại khoa, những bệnh do lỗi tại gen hay nhiễm sắc thể, bệnh do u bướu ác tính hay nhiễm độc hóa chất…

❌ Phương pháp còn hạn chế áp dụng chữa với các trường hợp loãng xương, lao xương, ung thư xương, xương thủy tinh…
Vì bệnh tật của con người ngày càng biến thể rất đa dạng, phức tạp hơn, một người có thể mắc nhiều bệnh nền. Một bệnh lại do nhiều nguyên nhân gây ra với nhiều triệu chứng nên chúng ta phải cần tìm hiểu, thăm khám kỹ lưỡng, tham khảo kịp thời để đưa ra quyết định trị liệu phù hợp nhất.
Trong thời gian điều trị người bệnh cần kiêng ( hạn chế tối đa ) việc vận động bê vác thái quá, cử động giật cục nhanh đột ngột, ăn Tôm, Thịt bò, tắm đêm bằng nước lạnh, uống nước lạnh, ngủ bật điều hòa quá lạnh, bật quạt thời gian dài xối vào một điểm trên cơ thể… và hạn chế stress, căng thẳng.
Ngoài ra phải có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung canxi, Glucosamine và omega-3 vào bữa ăn hàng ngày. Mỗi ngày dành ra 15-20 phút để tập thể dục, thể thao hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Và một điều quan trọng nhất là làm thế nào để bệnh nhân phải có niềm tin vào Thầy thuốc chúng ta thì chữa bệnh mới cho được kết quả khả quan nhất.
☯️ Trong quá trình chữa các bệnh về vận động – cơ xương khớp, để tăng tối ưu hiệu quả điều trị đối với người bệnh thì ngoài việc sử dụng phương pháp Tác Động Cột Sống, thầy thuốc có thể phối kết hợp thêm phương pháp Y Cốt Liên Khoa – Nắn Chỉnh Cột Sống – Dưỡng Sinh Trị Liệu.

Bởi trường phái Y Cốt Liên Khoa là một phương pháp trị liệu đặc biệt hiệu quả chuyên về các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh – cột sống mà trong đó có sự phối kết hợp gồm những tinh hoa của các phương pháp như : Nắn Chỉnh Dân Gian, Chiropractic ( Mỹ ), Yumeiho ( Nhật ), Tác Động Cột Sống ( Việt Nam ), Dưỡng Sinh trị liệu – Đả Thông Kinh Lạc ( Trung Quốc ), Đồng Ứng, Thập Thủ Đạo, Khí Công Y Đạo, Trigger Point, Căng cơ kháng lực, Cân bằng hệ cơ… kết hợp với một số phương pháp dân gian hiệu quả khác như : Đánh Cảm, Cạo Gió, Giác Hơi, Chích Lể, Xoa Bóp Bấm Huyệt, …. để cho ra kết quả đáp ứng nhanh và hiệu quả bền vững nhất .
ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Cơ thể con người là một cấu trúc hoàn chỉnh chặt chẽ và được quản lý, điều khiển, phối hợp với nhau bởi hệ thần kinh chi phối. Khi trên cột sống xuất hiện biến đổi tương ứng với bệnh thì tại nơi này lớp cơ, nhiệt độ và cảm giác cũng biến đổi theo. Chính vì vậy, phương pháp đề ra và luôn tuân thủ 4 đặc trưng cơ bản : cột sống, lớp cơ, nhiệt độ và cảm giác.
✔️ Đặc trưng cơ bản của cột sống khi có bệnh lý : lồi, lồi lệch, lệch, lõm, lõm lệch.

✔️ Lớp cơ có những hình thái cụ thể như : lớp cơ thư thuận ( là lớp cơ bình thường khi không có bệnh ) co cứng căng như mặt trống, cơ dày, cơ mỏng, mềm dẻo, mềm mỏng, xơ sợi, teo nhược.
Chúng ta có thể dùng thủ thuật trị bệnh để làm thay đổi hình thái lớp cơ. Khi lớp cơ đã thư thuận bình thường là ổ bệnh đã được giải tỏa nên thao tác đến ngưỡng thì phải dừng ngay.

Tên gọi một số các nhóm cơ

Tên gọi một số các nhóm cơ
✔️ Nhiệt độ da : là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi trong khi trị bệnh, khi nhiệt độ da không bình thường là biểu hiện cơ thể đang bị bệnh.

✔️ Cảm giác : Cơ thể con người có nhiều cảm giác khác nhau nhưng phương pháp tác động cột sống chỉ căn cứ vào cảm giác đau tăng lên hoặc giảm trên hệ cột sống để chẩn đoán và điều trị bệnh, chủ yếu là cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý.
>>> Xem thêm : Tìm hiểu về Cơ và một số hình ảnh 3D các nhóm Cơ
Lưu ý : Căn cứ vào đặc tính của cảm giác nói trên, phương pháp Tác Động Cột Sống quy định :
Trong quá trình thao tác, nếu thấy người bệnh cảm thấy đau tăng và khó chịu thì phải ngừng thao tác. Vì như vậy thao tác chưa đúng trọng điểm, phải xác định lại trọng điểm rồi mới tiến hành thao tác tiếp theo. ( Chẳng hạn như tác động đúng mỏm gai đôi là điểm đau bệnh lý, trong khi phương pháp Tác Động Cột Sống nhằm giải tỏa điểm đau của hiện tượng bệnh lý ).
PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ
Khái niệm cơ bản :
✅ Loại là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường và sự phân biệt về hình thái lớp cơ đệm trên đầu gai sống mất bình thường như đốt sống lồi, đốt sống lõm, đốt sống lệch, đốt sống lõm lệch và sự phân biệt về hình thái lớp cơ đệm trên đầu gai sống bất bình thường như lớp cơ dày, lớp cơ mỏng, lớp cơ co, lớp cơ cứng, lớp cơ mềm, lớp cơ xơ, lớp cơ sợi, lớp cơ teo, …
✅ Thể là sự phân biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lý khu trú ở nông hay ở sâu, ở lớp ngoài, lớp giữa hay lớp trong và bề mặt phát triển hẹp, hay rộng lan sang cơ thẳng lưng.
👉 Ngoài các thể đơn còn các thể liên : Liên lồi, liên lồi lệch, liên lõm, liên lõm lệch, liên lệch.
CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH
Nguyên tắc chẩn bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Nguyên tắc : Là những quy định của phương pháp bắt buộc mọi thầy thuốc của trường phái phải tuân theo, là kim chỉ nam giúp thầy thuốc xác định chính xác trọng điểm và giải tỏa được trọng điểm.
Phương pháp TĐCS có bốn nguyên tắc chẩn bệnh cụ thể như sau :
1. Nguyên tắc đối xứng.
2. Nguyên tắc hưng phấn.
3. Nguyên tắc định khu, định điểm.
4. Nguyên tắc thăm dò tiên lượng.
Yếu tố để khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống là căn cứ vào sự đối lập và thống nhất các đặc trưng ở trên cột sống và ngoại vi. Phương pháp Tác Động Cột Sống quy định những đặc trưng thống nhất ghi bên dưới 👇 là những đặc trưng sinh lý và những đặc trưng đối lập, là những đặc trưng bệnh lý.

1️⃣ Nguyên tắc đối xứng : chủ yếu là phát hiện các biểu hiện mất đối xứng trên hệ cột sống để xác định trọng điểm, các đối xứng đặc trưng của trọng điểm với ngoài trọng điểm nhằm chẩn đoán và đề ra phương hướng điều trị.

2️⃣ Nguyên tắc hưng phấn và ức chế : chủ yếu là xác định trọng điểm ở trong khu vực có biểu hiện hưng phấn, khu vực ức chế không có trọng điểm.
Hưng phấn và ức chế là hai mặt thống nhất và đối lập có thể xuất hiện ở một khu vực rộng lớn hoặc chỉ một phần nhỏ trên cột sống. Cơ sở để so sánh những hiện tượng hưng phấn và ức chế là các đặc trưng sau:
+ Hưng phấn là đốt sống lồi, lệch, lớp cơ đệm co, cứng, nhiệt độ da cao, cảm giác đau tăng.
+ Ức chế là đốt sống lõm, lớp cơ đệm teo nhược, cảm giác và nhiệt độ da giảm.

3️⃣ Nguyên tắc định khu và Nguyên tắc định điểm
➕ Nguyên tắc định khu : định khu là tìm khu vực tập trung các ổ rối loạn, trong đó khu vực có ổ
rối loạn lớn nhất gọi là trọng khu. ( chủ yếu là xác định khu vực có trọng điểm khu trú )
➕ Nguyên tắc định điểm : Định điểm là tìm ra điểm có rối loạn. Trong các điểm rối loạn lại tìm ra điểm
có rối loạn lớn nhất gọi là trọng điểm. ( là điểm trung tâm mất cân bằng lớn nhất )
Xác định được trọng khu, trọng điểm là điều bắt buộc của các thầy thuốc và chuyên gia Tác Động Cột Sống , bởi vì nếu không xác định được trọng khu, trọng điểm mà vẫn chữa là chữa mò và sẽ không điều trị được.

4️⃣ Nguyên tắc thăm dò tiên lượng : giúp kiểm tra xác định chính xác trọng điểm, đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng của phương pháp. Việc xác định rõ loại và thể của trọng điểm, giúp khả năng điều trị, dự đoán thời gian điều trị, áp dụng các thủ thuật và phương thức phù hợp giúp việc điều trị được hiệu quả tốt nhất.
Việc điều trị không đúng trọng điểm dẫn đến không khỏi bệnh, đồng thời còn có thể gây ra rối loạn mới, bệnh nặng thêm hoặc sinh ra bệnh khác.
Sau khi xác định được đúng trọng khu và trọng điểm. Người thầy thuốc cần xác định chắc chắn trọng điểm bằng thủ thuật miết. Khi miết trọng điểm theo đúng nguyên tắc thì vùng nhiệt độ tương ứng sẽ biến đổ thuận chiều ( tùy theo thể và loại mà thời gian miết và kết hợp thủ thuật khác nhau như : Xoay, đẩy, bật, rung…)
– Vai trò và đặc điểm :
+ Kiểm tra, xác định chính xác trọng điểm
+ Để tiên lượng bệnh : Căn cứ vào hiệu quả điều nhiệt và thể, loại trọng điểm giúp tiên lượng khả năng điều trị, ứng dụng thủ thuật, phương thức cũng như dự định thời gian điều trị thích hợp.
Tóm lại : Việc thực hành nguyên tắc thăm dò tiên lượng được thông qua thủ thuật miết và áp trong phương thức song chỉnh ( Một tay miết vào trọng điểm, tay còn lại áp kiểm tra tại vùng nhiệt độ tương ứng )

Phương thức chẩn bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Phương thức : Là những phương pháp và cách thức, để xác định và giải toả trọng điểm, lập lại sự cân bằng của cột sống.
Phương pháp Tác Động Cột Sống có 5 phương pháp chẩn bệnh :
1. Phương thức động hình : tìm trọng điểm trên cột sống thông qua áp dụng thủ thuật bật tại điểm đau ngoại vi.
➕ Cách thức tiến hành : Cho bệnh nhân nằm sấp, dùng tay bật mạnh sợi gân Asin tạo sóng cơ động hình dừng lại ở đốt sống trên hệ cột sống. Lớp cơ ở đốt sống nào máy động, đó chính là trọng điểm cần giải toả.
Lưu ý : Phương thức động hình chỉ áp dụng với những chứng bệnh về chức năng vận động chi dưới
2. Phương thức đối động : Tìm điểm liên quan với trọng điểm nằm ở ngoại vi để áp dụng phương thức song chỉnh giải toả trọng điểm.
➕ Cách thức tiến hành : Khi tác động tại trọng điểm và đặt bàn tay kia tại khu vực liên quan khác bên với trọng điểm sẽ thấy có một điểm trong khu vực liên quan đó máy động dưới ngón tay chúng ta.
Điểm đó chính là điểm đối động với trọng điểm. Điểm đối động đó được gộp với trọng điểm để chuẩn đoán bệnh, đồng thời áp dụng trong phương thức song chỉnh tuân theo các nguyên tắc, thủ thuật, phương thức tương ứng của phương pháp để giải tỏa ổ rối loạn giúp khỏi bệnh.

3. Phương thức co cơ tương ứng : Xác định hiện tượng cột sống biến đổi liên quan đến chức năng vận động bị hạn chế, biểu hiện bằng hiện tượng co cơ trên cơ thể người bệnh làm cơ sở cho việc xác định trọng điểm.
➕ Cách thức tiến hành : Để bệnh nhân hở lưng quay ra chỗ đủ ánh sáng để quan sát. Cho cánh tay bị hạn chế ( giơ lên hoặc với ra sau ) vận động đến mức tối đa của sự hạn chế vài lần, quan sát sau lưng sẽ thấy sóng cơ nổi cộm lên và bám tận trên đốt sống bị biến đổi tương ứng. Đốt sống này chính là đốt sống trọng điểm.
4. Phương thức chuyển tư thế : Xác định sự vận động của hệ vận động bị hạn chế và sự biến đổi của lớp cơ đệm làm cơ sở để phân biệt loại và thể của trọng điểm ( tức là xác định được trọng điểm và xác định được loại và thể của trọng điểm ).
5. Phương thức đối nhiệt : Xác định đốt sống có trọng điểm khu trú trên cơ sở vùng nhiệt độ da liên quan đến chức năng nội tạng và các triệu chứng, hội chứng liên quan. Căn cứ vào đặc trưng nhiệt độ với các thủ thuật và nguyên tắc hợp lý, giúp người thầy thuốc xác định được tình trạng bệnh lý, khẳng định được trọng điểm, thăm dò và tiên lượng bệnh, theo dõi tiến triển của bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Khi thấy nhiệt độ da các vùng tương ứng với nội tạng và cột sống biến đổi là cơ thể bệnh lý ( có bệnh ), không có vùng nhiệt độ da nào biên đổi là cơ thể sinh lý ( cơ thể khỏe mạnh ). Để xác định chính xác được trọng điểm, người thầy thuốc dùng phương thức song chỉnh, một tay áp vào vùng nhiệt độ biến đổi, tay còn lại sử dung các thủ thuật như miết, vuốt, ấn, vê, …tác động vào trọng điểm tương ứng.

Nếu nhiệt độ không thay đổi thì không điều trị, cần phải kiểm tra và tìm lại trọng điểm mới. Còn thấy nhiệt độ thay đổi thuận chiều thì đó là trọng điểm cần điều trị. Ngoài ra phương thức này căn cứ vào nhiệt độ biến đổi thuận chiều, nhưng chưa đến ngưỡng yêu cầu ( còn ấm ) thì cần phải tìm thêm trọng điểm mới để tiếp tục điều trị cho nhiệt độ về đến ngưỡng yêu cầu của phương pháp.
Chú ý : Phương thức này giúp người thầy thuốc trong khi điều trị các bệnh về tim mạch như : Huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn thần kinh tim và các bệnh liên quan đến đốt sống cổ thường xuyên theo dõi và kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ ở cổ, vai, ngực trái.
Nếu nhiệt độ tăng cao ( huyết áp cao ), nhiệt độ thấp ( người lạnh ) và toát mồ hôi thành giọt ( huyết áp tụt ) kịp thời điều chỉnh huyết áp tăng lên hay hạ xuống trong quá trình chẩn, trị sao cho đạt nhiệt độ ở trạng thái sinh lý bình thường. Người bệnh không bao giờ xẩy ra tai biến, người thầy thuốc giữ được uy tín, y đức của mình.
Thủ thuật chẩn bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Thủ thuật : Là kỹ thuật sử dụng các ngón tay thao tác trên hệ cột sống cùng các vị trí có liên quan để thực hiện nội dung của phương pháp Tác Động Cột Sống để chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh.

Có 5 thủ thuật chẩn bệnh :
1. Thủ thuật Áp : là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên trong phương pháp Tác Động Cột Sống để chẩn bệnh. Có 2 cách là : Áp định khu và Áp không định khu
✖️ Mục đích : Nhằm phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da bất thường trên hệ cột sống và ngoại vi để làm cơ sở chuẩn đoán, tiên lượng, cũng như theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình thao tác điều trị
2. Thủ thuật Vuốt : là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trong phạm vi trọng khu sau khi đã xác định bằng thủ thuật áp.
✖️ Mục đích : Để phát hiện những hiện tượng bất thường của bệnh lý khu trú trên hệ cột sống và lớp cơ như :
+ Về hình thái đốt sống : Lồi, lõm, lệch đơn hoặc liên.
+ Về hình thái lớp cơ đệm : Co, cứng, mềm, dày, xơ, sợi, teo.
Ngoài ra còn phát hiện các sợi cơ bệnh lý tại các vùng có liên quan với trọng khu để xác định điểm đối động giúp phân định các thể hẹp, rộng, lớn làm cơ sở tiến hành thủ thuật ấn.

3. Thủ thuật Ấn : là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành thao tác tại lớp cơ bệnh lý khu trú trên hệ
cột sống ( không có ở ngoại vi ) sau khi đã được xác định bằng thủ thuật vuốt
✖️ Mục đích : Nhằm phát hiện những thay đổi trên cơ thể người bệnh.
+ Hình thái lớp cơ bệnh lý : Loại không di động, dày hoặc mỏng, co cứng hoặc mềm.
+ Cảm giác : Đau tăng hoặc giảm.
+ Vị trí khu trú : Lớp cơ ngoài, lớp cơ giữa hoặc lớp cơ trong để tạo điều kiện cho thủ thuật Vê tiến hành xác định trọng điểm.
4. Thủ thuật Vê : Để xác định trọng điểm khu trú trên hệ cột sống, làm cơ sở cho việc chuẩn đoán và phương hướng điều trị sau khi tiến hành thủ thuật ấn.
5. Thủ thuật Miết : Là thủ thuật chẩn bệnh sau khi đã áp dụng các thủ thuật Áp, Vuốt, Ấn, Vê để kiểm tra, thăm dò tiên lượng, đồng thời là thủ thuật trị bệnh ( tác động theo hướng trục ) khi phối hợp các thủ thuật khác trong điều trị. Thủ thuật miết giúp người thầy thuốc có cơ sở cho việc quy nạp, chẩn đoán bệnh, thăm dò tiên lượng và xác định phương hướng điều trị.

CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Nguyên tắc trị bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Nguyên tắc tạo sóng cảm giác : Khi thao tác tại trọng điểm có thể áp dụng các thủ thuật điều trị nhằm tạo cho người bệnh có được cảm giác đau thích hợp.
Nguyên tắc định lực : Là sự quy định khống chế sức mạnh tác động lực của thầy thuốc được phép dồn vào đầu
ngón tay trên cột sống người bệnh để thao tác trị bệnh, sức mạnh này từ nhẹ nhất đến mạnh nhất.
Nguyên tắc định hướng : Là nguyên tắc quy định hướng và chiều khi tác động trị bệnh phải thao tác theo hướng từ ngoài vào trục cột sống.
Nguyên tắc định lượng : Là nguyên tắc quy định về lượng tác động tính bằng thời gian dài hay ngắn. Thao tác khi đã thấy hình thái trọng điểm mà có biểu hiện đã thay đổi thì ngừng. Nếu tác động thêm là quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể.
Nguyên tắc điều nhiệt : Phương pháp Tác Động Cột Sống quy định sự biến đổi nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh là cơ sở để chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh. Do đó, việc điều hoà nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh để trị bệnh, và là một nguyên tắc trong thăm dò, tiên lượng và theo dõi sự tiến triển của người bệnh. Khi thao tác trị bệnh mà vẫn không điều hòa được nhiệt độ thì không được phép tác động tiếp vì như vậy là tác động không đúng trọng điểm.

Phương thức trị bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Phương thức là những phương pháp và cách thức để giải toả trọng điểm, lập lại sự cân bằng của cột sống. Các phương thức trị bệnh gồm có :
1. Phương thức nén : Làm cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của người điều trị và phương thức này chỉ áp dụng đối với các đốt sống bị dính cứng.
Các phương thức tiến hành gồm :
✔️ Phương thức nén kéo.
✔️ Phương thức nén vít.
✔️ Phương thức nén nâng.
✔️ Phương thức nén tĩnh.
Mỗi phương thức nén nhằm giải quyết một yêu cầu riêng theo vị trí khu trú của trọng điểm tại các khu vực trên cột sống.
Phương thức nén không có giá trị triệt để trị bệnh. Vì phương thức nén mới chỉ giải toả được các hình thái của đốt sống bị dính cứng mà không có khả năng giải toả các hình thái của lớp cơ đệm. Do đó sau khi đã áp dụng phương thức nén lại phải áp dụng phương thức sóng thì mới giải toả được ổ rối loạn một cách triệt để thì khi đó bệnh mới khỏi hẳn.

2. Phương thức sóng : Giải toả lớp cơ bệnh lý tại trọng điểm ở trên đầu gai sống, ở khe đốt và cạnh đốt sống bằng các thủ thuật thích hợp nhằm tạo cho trọng điểm có cảm giác đau với khoảng cách đều đặn tạo thành sóng cảm giác giúp cơ thể tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng. Tuỳ theo hình thái của trọng điểm và vị trí của trọng điểm ở các vùng khác nhau mà áp dụng các tư thế và thủ thuật thích hợp.
3. Phương thức đơn chỉnh – song chỉnh :
☑️ Đơn chỉnh : Là tác động thủ thuật bằng một tay để giải toả trọng điểm ở thể hẹp.
☑️ Song chỉnh : Là tác động hai tay cùng một lúc giải toả đồng thời trọng điểm và điểm đối động liên quan tương ứng với trọng điểm khi trọng điểm ở thể rộng hoặc thể lớn.

Trong trường hợp có điểm đối động mà chỉ áp dụng phương thức đơn chỉnh thì kết quả điều trị sẽ rất hạn chế và có những biểu hiện như sau :
1. Tác động lâu tại trọng điểm mà chưa giải toả được làm cho trọng điểm bị sưng, dày cộm
2. Các triệu chứng chủ quan của người bệnh có đỡ nhưng không khỏi hẳn, nếu ngừng chữa lại tái phát.
3. Thời gian điều trị kéo dài, dây dưa.
4. Phương thức vi chỉnh : Giải toả trọng điểm ở thể hẹp hoặc sau khi điều trị cho người bệnh, các triệu chứng cơ năng đã hết nhưng ổ rối loạn trên cột sống chưa hết ( lớp cơ bệnh lý chưa hết ) vì nếu không điều trị tiếp bằng vi chỉnh thì một thời gian sau bệnh dễ tái phát lại.
Khi thao tác ta nghiêng ngón tay để tác động một phần đầu của ngón tại trọng điểm trên đầu gai sống.
Trên đầu gai sống có các vị trí: phía trên, ở giữa, phía dưới đầu gai. Trọng điểm có thể ở phía trên, ở giữa hay ở phía dưới đầu gai, có thể ở bên trái hay bên phải hoặc chính giữa đầu gai sống.

Do vậy khi áp dụng phương thức vi chỉnh cần lưu ý :
1. Chỉ dùng lực tối thiểu của một ngón tay, cong ngón tay lên.
2. Tác động theo hướng trục từ ngoài vào trong.
3. Tốc độ mau tối đa như khi áp dụng thủ thuật rung
4. Cảm giác của người bệnh : đau như ngứa, dễ chịu.
5. Điều nhiệt : Vẫn theo quy định chung.
6. Thời gian áp dụng vi chỉnh : Vẫn theo quy định về ngưỡng tác động.
Tóm lại :
👉 Phương thức vi chỉnh là một phương thức trị bệnh chỉ dùng một phần của đầu ngón tay tác động lên trọng điểm ở thể hẹp.
👉 Phương thức vi chỉnh có tác dụng chữa dứt bệnh cho người bệnh.
👉 Phương thức vi chỉnh có tác dụng tốt để phục hồi cột sống bị mất đường cong sinh lý hoặc khi các đốt sống bị so le phải áp dụng chuyển tư thế để xác định trọng điểm

Thủ thuật trị bệnh của phương pháp Tác Động Cột Sống
Để giải toả các hình thái trọng điểm, phương pháp Tác Động Cột Sống có 6 thủ thuật sau :
1. Thủ thuật Xoay : Để giải toả trọng điểm tại các hình thái đốt sống lồi, lồi lệch và lệch có lớp cơ co dày, co mỏng, mềm dày, mềm mỏng bằng phương thức sóng.
>>> Xem thêm : Khóa học : Khóa học trị liệu Nắn Chỉnh Cột Sống – Xương Chậu chuyên sâu
2. Thủ thuật Đẩy : Để giải toả hình thái trọng điểm thuộc loại cơ co dày thể lớn khu trú ở trên các đốt sống lồi, lồi lệch, lệch hoặc bị dính cứng, tạo cho đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của thầy thuốc
3. Thủ thuật Bật : Nhằm tạo cho con người bệnh có một cảm giác đau nẩy người và đột ngột đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lý có hình thái sợi tròn hoặc sợi dẹt.
Tạo cho người bệnh có một cảm giác đau thích hợp đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lý hình thái xơ tròn và xơ dẹt

4. Thủ thuật Rung : Tạo cho người bệnh một cảm giác thoải mái, dễ chịu, để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh, tự giải toả trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.
Thủ thuật rung để ứng dụng cho những trọng điểm có hình thái thuộc loại mềm, mềm dày, mềm mỏng, co dày, co mỏng.
5. Thủ thuật Bỉ : Tạo cho người bệnh có một cảm giác đau thích hợp tại trọng điểm khu trú ở lớp cơ trong. Cảm giác đau thích hợp này có thể nhận biết được bằng các hiện tượng uốn cong và vặn vẹo cột sống của người bệnh.
6. Thủ thuật Lách : Xác định và giải tỏa trọng điểm mới xuất hiện trong quá trình thao tác điều trị. Khi trọng điểm được giải tỏa thì xung quanh hình thành một bờ cao, tại đó có điểm cơ co nhất và cảm giác đau nhất. Dùng vẫn ngón tay cái ấn sâu rồi lách rộng ra bờ cao này cho tới khi thao tác bớt đau và hết.
CÁC BƯỚC TRỊ BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Các bước tiến hành phương pháp tác động cột sống bao gồm:
– Bước 1 : xác định trọng điểm
Sử dụng các thủ thuật chẩn bệnh ( Áp, Vuốt, Án, Vê ) trên các đặc trưng biến đổi để xác định trọng điểm.
– Bước 2 : giải tỏa trọng điểm
Các thủ thuật trị bệnh được tiến hành theo trình tự sau :
Thủ thuật đẩy : dùng vân ngón tay cái hoặc 3 vân ngón tay trỏ, nhẫn và út ấn và nén xuống da vùng trọng điểm dùng lực từ nhẹ đến nặng xen kẽ nhịp nhàng cho đến khi bệnh nhân cảm thấy đau.
Thủ thuật xoay : dùng vân ngón tay cái hoặc vân 3 ngón tay trỏ, nhẫn và út ấn day tròn lên lớp cơ bệnh lý, người bệnh có cảm giác đau tức tại trọng điểm tác động, cho đến khi cảm giác đau giảm dần và làm mềm cơ tại trọng điểm
Thủ thuật bật : dùng vân ngón tay cái hoặc 3 vân ngón trỏ, nhẫn và út ấn mạnh sâu vào lớp cơ rồi bật mạnh sang trái hoặc phải một cách đột ngột cho đến khi mềm lớp cơ bệnh lý.
Thủ thuật rung : dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón giữa hoặc ô mô út hoặc ô mô cái áp từ nông đến sâu kết hợp rung bàn tay cho đến khi làm mềm các thớ cơ để giải tỏa cơ co cứng tại trọng điểm.
Thủ thuật bỉ : dùng vân ngón tay giữa đặt tĩnh tại trọng điểm ấn sâu vào lớp cơ bệnh lý miết theo hướng vòng tròn, làm bệnh nhân giảm dần cảm giác đau.
>>> Xem thêm : Tìm hiểu năng lực ” tự chữa lành “ của cơ thể
Một số lưu ý khi tác động cột sống
Cần kết hợp thêm thuốc uống và bài tập tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị. Trong thời gian chữa bệnh không nên lao động nặng, đứng lâu, cúi nhiều, bê vác vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh. Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung canxi, Glucosamine và omega-3 vào bữa ăn hàng ngày. Mỗi ngày dành ra 15-20 phút để tập thể dục, vận động hợp lý nhẹ nhàng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Chỉ có như vậy bạn mới nhận được kết quả tác động cột sống bất ngờ. Nếu kiên trì chỉ khoảng 15-30 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm nhẹ dần và khỏi.

BÀI CA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Bệnh nhức đầu kèm theo mất ngủ
Thần kinh suy, trí nhớ giảm mau
Phải tìm nhiệt độ vùng đầu
Vuốt xem cột sống rối- đau chỗ nào ?
Thấy C6-C7 lồi cao và Lệch
Đẩy gần vào hết sạch đau ngay
Trước tiên nhớ nắn cơ vai
Nếu là co cứng nhớ day cho mềm.
Những chỗ lõm chớ nên ấn nữa
Chỗ lệch lồi mới chữa mà thôi
Đỉnh đầu đau nhức từng hồi
S1-S2-S3 chữa rồi nhẹ ngay.
Nếu mắt cứng nhớ day C1
Hồi hộp thì D1-D2-D3
Bồn chồn nóng bụng ruột già
Chữa ngay D6 ắt là ngủ yên.
Trí nhớ giảm chớ quên S4
Cùng với D7-D8 một lần
Nếu vì Táo Bón ít phân
L5-S1-S2-S3 phải cần sửa sang
Nếu do chức năng gan rối loạn
Chỗ D10 nhờ bạn rung, day.
Co cơ C7 quá dày
Chẳng nên ngần ngại đắp ngay cua đồng
Nếu râm ran đau vùng eo trái ( thắt lưng )
Do Thận âm chữa tại L2-L3
Thái dương đám rối nhức hoài
Liên quan Tim, phổi, dạ dày mà ra
D7-D8 chữa là khỏi hết
D12 điều nhiệt bình thường
Muốn cho bệnh khỏi lực cường.
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG – ấy phương thuốc thần !