6 DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG CƠ THỂ BÁO HIỆU BẠN ĐANG CÓ BỆNH

Các hiện tượng như tê bì, ngứa, đau nhức, trướng, lạnh, nóng… trong cơ thể là những triệu chứng cảm giác bất thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ lành tính đến nghiêm trọng có thể liên quan rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn, cơ xương khớp, tiêu hóa, nội tiết hoặc chuyển hóa hoặc thậm chí là tâm lý. Việc nhận biết và quan sát các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả. Sau đây Y Cốt Liên Khoa sẽ phân tích chi tiết từng hiện tượng và các nguyên nhân thường gặp để mọi nguowqif cùng tham khảo.

Tê bì ( Tê rần, mất cảm giác, châm chích )

Tê bì thường xảy ra ở tay, chân, đầu ngón. Cảm giác như kiến bò, kim châm, mất cảm giác tại chỗ, hoặc nặng nề ở tay, chân, mặt hoặc vùng da nào đó. Có thể lan rộng hoặc khu trú ở một vùng nhất định.

Nguyên nhân thường gặp :

✅ Theo YHCT : Nguyên nhân do không thông hoặc không đủ khí huyết

-Tê : huyết không thông.

– Bì : khí không thông.

– Tê bì : khí huyết không lưu thông

>>> Xem thêm : Tê bì đau nhức là do điều này gây nên 

Giải pháp : Nên thường xuyên xoa bóp, vận động, chườm nóng… giúp thúc đẩy sự lưu thông của khí huyết

✅ Theo YHHĐ :

⚠️ Do sự chèn ép rễ thần kinh được gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

⚠️ Hội chứng ống cổ tay ( tê ngón tay, đặc biệt về đêm )

⚠️ Bệnh lý thần kinh ngoại biên thường gặp ở người bị tiểu đường, viêm đa dây thần kinh, do thiếu vi chất , thiếu B1, B6, B12, canxi, magie… Các vitamin này rất quan trọng cho chức năng thần kinh.

>>> Xem thêm : Nguyên nhân hàng đầu gây tê bì

⚠️ Tuần hoàn kém : Co mạch do lạnh, xơ vữa mạch, nhiều điểm tắc nghẽn trên các vùng cơ

⚠️ Thiếu máu nuôi thần kinh : Do ngồi, nằm sai tư thế, chèn ép dây thần kinh và thiếu máu cục bộ chi dưới

⚠️ Rối loạn chuyển hóa – Đái tháo đường, suy giáp, bệnh gan/thận mãn

⚠️ Đột quỵ nhẹ : Nếu xảy ra đột ngột và kèm theo yếu liệt.

Đau nhức ( Đau cơ, khớp, xương, thần kinh )

Vị trí: đầu, cổ, vai, lưng, khớp gối, chi… Có thể là đau âm ỉ, đau nhói, lan tỏa hoặc khu trú ( vai, cổ, lưng, khớp, cơ ) hoặc đau khi vận động.

Nguyên nhân thường gặp :

Theo YHCT :

🗣️ Lời dậy cổ nhân ” thông thì bất thống, thống thì bất thông “

Kinh lạc thông suốt bách bệnh không sinh, kinh lạc không thông bách bệnh tìm đến.

Nguyên nhân kinh mạch thông, khí huyết không đủ. huyết ứ, kinh lạc tắc nghẽn. Lưu ý cảm giác nhức cắn thường thiên về nhiệt trệ nhiều hơn

>>> Xem thêm : Một số dụng cụ trị liệu hiệu quả

Giải pháp : Có thể đun củ sả uống làm ra mồ hôi thúc đẩy lưu thông kinh mạch để giảm nhức

Có thể lấy kinh giới và bạc hà mỗi thứ một nắm đun nước uống sẽ giảm đau

>>> Xem thêm : Khóa đào tạo Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y chuyên sâu cho hiệu quả đả thông kinh lạc nhanh

Theo YHHĐ :

Cơ xương khớp – Thoái hóa khớp, viêm khớp, gout, đau cơ xương khớp đi kèm trướng, Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Viêm cơ, viêm gân, giãn dây chằng

Đau thần kinh : Như đau do zona, thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn

– Bệnh tự miễn ( lupus, viêm đa cơ )

– Căng thẳng, stress : Làm tăng cảm giác đau do thần kinh trung ương quá nhạy.

– Toàn thân : Cúm, sốt virus, COVID-19

Trướng ( Chướng bụng, đầy hơi )

Cảm giác căng tức vùng bụng, khó tiêu, ậm ạch, buồn nôn, ợ hơi, có thể xì hơi nhiều hoặc ít đi đại tiện.

>>> Xem thêm : Khóa truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống – Xương Chậu chuyên sâu

Nguyên nhân thường gặp :

Theo YHCT : nguyên nhân do khí đủ nhưng không thoát ra được gây đầy hơi,  chú ý trướng thường thiên về hàn trệ nhiều hơn

Giải pháp : có thể giúp hành khí như vỏ quýt nướng chín, hạt mít nướng chín, tía tô , hành lá..một nắm đun nước uống

Theo YHHĐ :

👉 Rối loạn tiêu hóa – Rối loạn chức năng dạ dày – ruột ( hội chứng ruột kích thích, ăn không tiêu )

👉 Gan nhiễm mỡ– mật – Gan yếu, ứ mật, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng mật.

👉 Viêm loét dạ dày – Viêm dạ dày, trào ngược, H. pylori

>>> Xem thêm : Cách để chuyển hóa năng lượng đúng cách

👉 Chướng do ứ khí hoặc nước – Xơ gan cổ trướng, viêm phúc mạc, tắc ruột

👉 Rối loạn thần kinh ruột: Căng thẳng, mất ngủ gây co thắt đường ruột.

Ngứa

Cảm giác khó chịu trên da khiến bạn muốn gãi, có thể kèm ban đỏ, mẩn ngưá hoặc không.

 Nguyên nhân thường gặp:

Theo YHCT : Nguyên nhân do khí huyết khai thông, vết thương đang lành.Trường hợp này cứ để kệ nó. Hoặc cũng có thể do nhiệt độc tụ lại..

Giải pháp : lấy lá đinh lăng, bồ công anh, hoa hoặc cành cây kim ngân…mỗi thứ một nắm đun nước uống

Theo YHHĐ : Da liễu – Viêm da cơ địa, mề đay, nấm, dị ứng

+ Dị ứng : Thức ăn, thuốc, thời tiết, mỹ phẩm…

+ Viêm da : Chàm, viêm da cơ địa, mề đay.

+ Gan, mật – viêm gan, ứ mật,  ( ngứa lòng bàn tay, bàn chân )

Bệnh gan, thận: Khi chức năng lọc độc kém, chất thải tích tụ gây ngứa.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu cách nâng cao sức khỏe với hệ miễn dịch

Thận mãn – Ure tích tụ gây ngứa toàn thân

+ Thiếu máu, thiếu sắt có thể gây nên ngứa mạn tính không rõ nguyên nhân

+ Rối loạn thần kinh : Đôi khi do tổn thương dây thần kinh ( ví dụ : đa xơ cứng, zona thần kinh ).

+ Tâm lý : Căng thẳng kéo dài có thể gây ngứa không rõ nguyên nhân.

Lạnh ( Cảm giác lạnh bất thường )

Cảm thấy lạnh tay chân, sống lưng, lạnh toàn thân, hoặc lạnh sâu bên trong dù môi trường bình thường, dù thời tiết không lạnh.

Nguyên nhân thường gặp :

Theo YHCT :

+ Lạnh dưới rốn : Lạnh tử cung…lấy ngải cứu đun nước uống
+ Lạnh trên rốn : Lạnh dạ dày.. uống trà gừng
+ Lạnh thắt lưng : Lạnh mạch máu, lạnh thận … có thể chườm ngải cứu, lá lốt…cho ấm , hoặc lấy củ cẩu tích đun nước uống
+ Lạnh vai : Mật không thông…cành dâu ta , tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm đun nước uống
+ Lạnh cánh tay : Phổi khí hư.. rễ đinh lăng sao chín vàng đun nước uống
+ Lạnh cổ : bàng quang hư… quế vỏ mỏng, tía tô mỗi thứ một nắm nhỏ đun nước uống
+ Lạnh mu bàn tay : Khí không đủ..ăn sầu riêng giúp bồi bổ dương khí, hoặc củ sâm nhỏ và lát gừng tươi hãm nước nóng uống
+ Lạnh đùi : Tì vị hư..củ gừng nhỏ nướng chín thơm đun nước uống

>>> Xem thêm : Khóa học trị liệu Cổ Vai Gáy chuyên sâu

Thiếu năng lượng sống ( trong Đông y gọi là ” hư hàn ” ).

Theo YHHĐ :

👉 Rối loạn tuần hoàn – Huyết áp thấp, xơ vữa động mạch ngoại biên, hẹp mạch máu.

👉 Thiếu máu – Thiếu sắt, thiếu máu mãn tính, Ít hồng cầu vận chuyển oxy.

👉 Nội tiết – Suy giáp ( lạnh, phù niêm, tăng cân ), tiểu đường, Giảm hoạt động tuyến giáp làm giảm chuyển hóa, gây lạnh.

👉 Thần kinh thực vật – Rối loạn vận mạch ngoại vi

👉 Cảm lạnh, virus – Giai đoạn đầu nhiễm lạnh, cúm

👉 Suy nhược cơ thể : Người gầy yếu, ăn uống kém.

Cảm giác nóng rát

Nóng rát trong người, bốc hỏa, tay chân nóng rực, thường đi kèm tê hoặc ngứa.

Nguyên nhân phổ biến :

+ Viêm dây thần kinh ngoại biên : Thường gặp trong tiểu đường, viêm đa dây thần kinh.

+ Bốc hỏa do thay đổi nội tiết: Thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.

+ Rối loạn cảm giác sau virus: Như sau zona thần kinh.

+ Tác dụng phụ của thuốc : Một số thuốc có thể gây cảm giác này.

+ Rối loạn nội tiết : Mãn kinh, cường giáp….

Viêm nhiễm : Nóng vùng viêm, nhiễm trùng.

👉 Gan nóng, nóng trong ( theo Đông y ) : Do thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu, stress…

Giải pháp : Khi cảm thấy cơ thể nóng có thể dùng các đồ mát để cân bằng lại như bột sắn dây, nước dừa, đỗ đen, lá tre, rau má, rau sam…

✅ Gợi ý giải pháp tổng thể

🆗 Khi nào cần đi khám ?

Bạn nên đi khám sớm nếu có các dấu hiệu sau :

+ Tê bì, nóng rát hoặc ngứa kéo dài, lan rộng. Kèm theo yếu liệt, nói khó, chóng mặt ( cảnh báo đột quỵ ).

+ Ngứa không rõ nguyên nhân kéo dài trên 2 tuần.

+ Có tiền sử tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thần kinh.

>>> Xem thêm : Cách kích hoạt khả năng tự chữa lành không giới hạn của cơ thể 

✔️ Cần khám những gì ?

+ Khám chuyên khoa : Nội thần kinh, da liễu, tiêu hóa, nội tiết nếu triệu chứng kéo dài.

+ Xét nghiệm cơ bản : Máu tổng quát, chức năng gan thận, đường huyết, vitamin B12.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu khóa học trị liệu cơ xương khớp hiệu quả cao

✔️ Phương án khắc phục và phòng ngừa

Cần thay đổi lối sống hàng ngày như : Nên ăn đồ ăn dễ tiêu, hạn chế đồ cay nóng, rượu bia.  Cần ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng kéo dài và  tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, xoa bóp vùng đau.

Lưu ý : Trên đây chỉ là gợi ý nhỏ về cách giải quyết khi tình trạng còn nhẹ. trong trường hợp nặng và kéo dài tình trạng này thường xuyên bạn hãy nên đi gặp trực tiếp thầy thuốc điều trị.


Ngày đăng: 22/05/25
Danh mục: Kiến thức y khoa
Bài viết cùng chủ đề
  • Lệch xương chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Trong thực tế, khó có thể thấy trong một người có xương chậu hoàn toàn bình thường. Hầu hết mọi người đều có xương chậu bị lệch. Do lệch xương chậu ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể dẫn đến cột sống...

  • CÁCH ” TRỤC HÀN ” KHÍ KHI ĐI ĐÁM TANG VỀ !

    Từ ngàn xưa đến nay, trong dân gian các cụ xưa vẫn còn lưu truyền lời dạy để giữ gìn sức khỏe cho đến ngày nay là : Khi đi đám ma hoặc đến nơi âm u, lạnh lẽ, hàn khí nhiều thì nên...

  • TRÍCH LỂ – PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU HIỆU QUẢ !

    Một phương pháp giúp loại bỏ các chất độc và máu độc trực tiếp khỏi cơ thể, giúp mở thông các kinh mạch và cân bằng khí huyết mang lại nhiều giá trị cho người bệnh có tên gọi là phương pháp Chích Lể....

  • Bí mật về chữa bệnh bằng Máy Sấy Tóc !

    Việc dùng máy sấy tóc để chữa bệnh nghe có vẻ lạ và khó tin, nhưng thực tế dù máy sấy tóc không phải là thiết bị y tế chuyên dụng, nhưng hơi nóng mà nó tạo ra có thể giúp giảm nhẹ triệu...

  • CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ CỘT SỐNG

    Hệ cột sống ( hay còn gọi là cột sống người ) là một cấu trúc trụ chính của cơ thể, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và cho phép cơ thể vận động linh...